Các yếu tố chi phối pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua thực tiễn thi hành trên địa bàn quận hoàng mai thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

đất

* Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền sử dụng đẩt của người sử dụng đất

Việt Nam trước đây cũng giống các nước khác trên thế giới đều thừa nhận sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu về đất đai. Sau khi Hiến pháp 1980 ra đời quy định đất đai thuộc sở hữu tồn dân thì lúc này nhà nước chỉ thừa nhận một hình thức sở hữu đất đai duy nhất là sở hữu toàn dân về đất đai. Hình thức sở hữu đất đai này đến nay vẫn được công nhận tại Điều 17 Hiến pháp năm 1992 và Điều 53 Hiến pháp năm 2013 sửa đổi: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [29], Trên cơ sở quy định của Hiến pháp sửa đổi, ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyên sử dụng đât cho người sử dụng đât theo quy định của Luật này” [29],

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền cho người sử dụng đất bằng quyết định giao

đất, quyết định cho thuê đất và công nhận quyền sử dụng đất. Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Bằng việc khắng định tiếp tục xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong nền kinh tế thị trường đã cho thấy Nhà nước khơng thừa nhận sự tồn tại của các hình thức sở hữu khác. Trên cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước chủ trương mở rộng các quyền năng cụ thể cho người sử dụng đất, đặc biệt là các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp, góp vốn, thừa kế quyền sử dụng đất và cấp GCNQSDĐ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ đất đai. Vì vậy, nội dung quy định của pháp luật trong đó có các nội dung quản lý nhà nước về đất đai và cụ thể là cấp GCNQSDĐ phải phù hợp với lợi ích của đa số người dân trong xã hội, tôn trọng quyền sử dụng đất và bảo đảm ốn định xã hội.

* Quan điêm, đường lối của Đảng về đẩt đai

Xét dưới góc độ lý luận, pháp luật là sự thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng. Hay nói cách khác, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng là sự định hướng về mặt chính trị cho hoạt động lập pháp ở nước ta. Hoạt động xây dựng pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về cấp GCNQSDĐ không thể xa rời các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về

tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai.

Ở nước ta, trong điều kiện một Đảng cầm quyền, một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng ta là ban hành các quan điểm, chủ trương, đường lối về phát triển đất nước. Trên cơ sở đó, Nhà nước thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng bằng các quy định của pháp luật để quản lý xã hội. Vì vậy, pháp luật về cấp GCNQSDĐ thể chế hóa quan điểm, đường lối, chủ trương của về vấn đề này. Như vậy, quan điểm, đường lối và chủ trương của Đảng có tác động trực tiêp đên q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về cấp GCNQSDĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua thực tiễn thi hành trên địa bàn quận hoàng mai thành phố hà nội (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(3 trang)
w