Việc xác định thẩm quyền cấp GCNQSDĐ khơng chỉ có ý nghĩa trong việc phân định thẩm quyền, tránh sự tuỳ tiện hoặc bừa bãi trong việc cấp GCNQSDĐ mà còn tăng cường trách nhiệm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong cấp GCNQSDĐ. Luật Đất đai năm 2013 thì thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được quy định như sau:
- Thứ nhất, UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao. UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
-Thứ hai, UBND câp huyện câp GCNQSDĐ, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gấn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
-Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu cơng trình xây dựng thì do cơ quan tài ngun và mơi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, có thể thấy, Luật Đất đai năm 2013 cơ bản giữ nguyên như quy định trong Luật Đất đai năm 2003, tuy nhiên, đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung như: Bỏ điều kiện UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho Sở Tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận; Bổ sung quy định Cơ quan Tài ngun và mơi trường có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã có giấy chứng nhận mà thực hiện các quyền hoặc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận.