Những hạn chế tiềm tàng của kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 33)

Kiểm soát nội bộ là do con người xây dựng nên, vì vậy, khó tránh khỏi có những hạn chế vốn có của nó. Theo VSA 315, những hạn chế tiềm tàng đó là:

Kiểm sốt nội bộ, dù hiệu quả đến mức nào, cũng chỉ có thể cung cấp cho đơn vị một sự đảm bảo hợp lý để đạt được mục tiêu lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị. Khả năng đạt được mục tiêu chịu ảnh hưởng bởi những hạn chế vốn có của kiểm sốt nội bộ. Các hạn chế này bao gồm việc con người có thể có sai lầm khi đưa ra quyết định và sự thất bại của kiểm sốt nội bộ có thể xảy ra do sai sót của con người, ví dụ có thể có sai sót trong việc thiết kế hoặc thay đổi một kiểm soát. Tương tự, một kiểm sốt có thể hoạt động không hiệu quả, như thông tin thu thập phục vụ việc kiểm soát nội bộ không được sử dụng hợp lý do người chịu trách nhiệm rà soát thơng tin này khơng hiểu rõ mục đích của thơng tin hoặc khơng có những hành động phù hợp.

Ngồi ra, các kiểm sốt có thể bị vơ hiệu hóa do sự thơng đồng của hai hay nhiều người hoặc bị Ban Giám đốc khống chế. Ví dụ, Ban Giám đốc có thể có các "thỏa thuận phụ" với khách hàng nhằm thay đổi các điều khoản trong hợp đồng bán hàng mẫu của đơn vị, dẫn đến việc ghi nhận doanh thu khơng chính xác. Cũng như vậy, chức năng của phần mềm máy tính giúp phát hiện và báo cáo về các giao dịch vượt hạn mức tín dụng cho phép có thể bị khống chế hoặc vơ hiệu hóa.

Bên cạnh đó, khi thiết kế và thực hiện các kiểm sốt, Ban Giám đốc có thể thực hiện các xét đốn về phạm vi, mức độ các kiểm soát mà Ban Giám đốc lựa chọn thực hiện và về phạm vi, mức độ rủi ro mà họ quyết định chấp nhận.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)