Qui trình lấy mẫu kiểm tốn

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 89 - 94)

- Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính:

b. Thử nghiệm (kiểm tra) chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản

3.3.3. Qui trình lấy mẫu kiểm tốn

Căn cứ theo chuẩn mực kiểm toán 530 "Lấy mẫu kiểm tốn", quy trình lấy mẫu kiểm tốn bao gồm các nội dung như sau:

- Thiết kế mẫu. - Xác định cỡ mẫu.

- Lựa chọn các phần tử của mẫu. - Thực hiện các thủ tục kiểm toán.

- Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót. - Dự đốn sai sót của tổng thể.

- Đánh giá kết quả.

(1) Thiết kế mẫu

Khi thiết kế một mẫu kiểm toán, kiểm tốn viên phải xem xét mục đích của thủ tục kiểm tốn và các tính chất của tổng thể được lấy mẫu:

Lấy mẫu kiểm toán cho phép kiểm toán viên thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm tốn về một số tính chất của các phần tử được lựa chọn nhằm đưa ra hoặc giúp đưa ra kết luận về tổng thể được lấy mẫu.

Lấy mẫu kiểm tốn có thể được tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê.

Khi thiết kế một mẫu kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét mục đích cụ thể cần đạt được và việc kết hợp các thủ tục kiểm toán để có thể đạt được mục đích đó một cách tốt nhất. Việc xem xét nội dung của bằng chứng kiểm tốn thu thập được và hồn cảnh xảy ra sai lệch hay sai sót hoặc các tính chất khác liên quan tới bằng chứng kiểm tốn đó sẽ giúp kiểm toán viên xác định thế nào là sai lệch hay sai sót và tổng thể nào cần phải lấy mẫu.

Khi xem xét mục đích của thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên cần hiểu rõ thế nào là sai lệch hoặc sai sót, để đảm bảo tất cả và chỉ những yếu tố liên quan đến mục đích của thủ tục kiểm tốn đã được xem xét khi đánh giá sai lệch hoặc dự tính sai sót. Ví dụ, khi kiểm tra chi tiết về tính hiện hữu của các khoản phải thu bằng cách gửi thư xác nhận, nếu khách hàng của đơn vị đã thanh toán trước ngày xác nhận nhưng đơn vị lại nhận được tiền ngay sau ngày đó thì trường hợp này khơng được xem là sai sót. Tương tự, việc ghi nhầm khoản phải thu giữa khách hàng này với khách hàng khác không làm ảnh hưởng tới tổng số dư các khoản phải thu. Do đó, khi đánh giá kết quả mẫu của thủ tục kiểm tốn cụ thể này, có thể khơng phù hợp nếu coi đây là một sai sót, mặc dù nó có thể có ảnh hưởng quan trọng tới các phần hành khác của cuộc kiểm tốn, như đánh giá rủi ro có gian lận hoặc sự đầy đủ của dự phịng nợ phải thu khó địi.

Đối với thử nghiệm kiểm soát, khi xem xét các tính chất của một tổng thể, kiểm toán viên cần đánh giá tỷ lệ sai lệch kỳ vọng dựa trên hiểu biết của kiểm toán viên về các kiểm soát liên quan hoặc dựa trên việc kiểm tra một số ít các phần tử trong tổng thể. Đánh giá này được thực hiện nhằm thiết kế mẫu kiểm tốn và xác định cỡ mẫu. Ví dụ, nếu tỷ lệ sai lệch kỳ vọng cao hơn mức có thể chấp nhận được, kiểm toán viên thường quyết định khơng tiến hành các thử nghiệm kiểm sốt. Tương tự, đối với kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên cần đánh giá sai sót dự kiến của tổng thể. Nếu mức sai sót dự kiến là cao, kiểm tốn viên có thể phải kiểm tra 100% số phần tử hoặc sử dụng cỡ mẫu lớn khi thực hiện kiểm tra chi tiết.

Có thể quyết định sử dụng phương pháp phân nhóm hay lựa chọn các phần tử có giá trị lớn cho phù hợp.

Kiểm toán viên sử dụng xét đốn của mình để quyết định sử dụng phương pháp lấy mẫu thống kê hay phi thống kê. Tuy nhiên, cỡ mẫu không phải là tiêu chí để phân biệt giữa phương pháp thống kê và phi thống kê.

(2) Cỡ mẫu

Kiểm toán viên phải xác định cỡ mẫu đủ lớn để giảm rủi ro lấy mẫu xuống một mức thấp có thể chấp nhận được

Cỡ mẫu là số lượng các phần tử trong tổng thể được lựa chọn theo tiêu thức nhất định vào mẫu để kiểm tra. Mức độ rủi ro lấy mẫu mà kiểm tốn viên có thể chấp nhận ảnh hưởng tới cỡ mẫu yêu cầu. Mức độ rủi ro mà kiểm toán viên có thể chấp nhận càng thấp thì cỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn.

Cỡ mẫu có thể được xác định thơng qua các tính tốn thống kê hoặc dựa trên xét đốn chun mơn của kiểm tốn viên.

(3) Lựa chọn các phần tử để kiểm tra

Kiểm toán viên phải lựa chọn các phần tử của mẫu theo một phương thức nào đó để mỗi đơn vị lấy mẫu trong tổng thể đều có cơ hội được chọn.

Theo phương pháp lấy mẫu thống kê, các phần tử được lựa chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên để mỗi đơn vị lấy mẫu có một xác suất được lựa chọn xác định. Theo phương pháp lấy mẫu phi thống kê, kiểm toán viên sử dụng xét đốn chun mơn để lựa chọn các phần tử của mẫu. Do mục tiêu của việc lấy mẫu là nhằm cung cấp cơ sở hợp lý cho kiểm toán viên đưa ra kết luận về tổng thể được lấy mẫu nên kiểm toán viên cần lựa chọn một mẫu đại diện bao gồm các phần tử mang đặc điểm tiêu biểu của tổng thể, để tránh sự thiên lệch.

Các phương pháp chủ yếu để chọn mẫu là lựa chọn ngẫu nhiên, lựa chọn theo hệ thống và lựa chọn bất kỳ.

(4) Thực hiện các thủ tục kiểm toán

Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp với những mục tiêu thử nghiệm cụ thể cho từng phần tử được chọn.

Nếu phần tử được chọn không phù hợp với việc áp dụng các thủ tục, thủ tục đó phải được thực hiện trên một phần tử thay thế.

Thí dụ: Khi tiến hành thu thập bằng chứng về việc xét duyệt thanh tốn, kiểm tốn viên có thể chọn nhằm một séc khơng có hiệu lực (đã đánh dấu hủy do séc viết nhầm). Nếu thấy rằng việc đánh dấu hủy này là hợp lý thì nó khơng được xem là sai sót và kiểm tốn viên sẽ chọn một séc khác để kiểm tra. Tuy nhiên, đôi khi kiểm tốn viên có thể khơng áp dụng được những thủ tục kiểm toán đã dự định cho phần tử được chọn vì các chứng từ có liên quan đã bị thất lạc. Lúc này, vì những thủ tục thay thế thích hợp khơng thể thực hiện được, nên kiểm tốn viên có thể xem đây là một sai sót.

(5) Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót

Kiểm tốn viên cần xem xét kết quả mẫu, bản chất và nguyên nhân của mọi sai sót được phát hiện cũng như ảnh hưởng có thể có của nó đối với từng mục tiêu kiểm tốn có thể và những phần việc khác của cuộc kiểm toán.

Các câu hỏi đặt ra của kiểm toán viên: ảnh hưởng trực tiếp của sai sót được phát hiện đến BCTC thế nào? Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và ảnh hưởng của nó đến phương pháp kiểm toán ra sao? Ngồi ra, khi xem xét các sai sót đã được phát hiện, kiểm tốn viên có thể xem xét giữa chúng có đặc điểm chung nào hay khơng? Chẳng hạn, cùng một loại nghiệp vụ, cùng địa điểm, cùng dây chuyền sản xuất, cùng thời kỳ. Trong trường hợp đó, kiểm tốn viên có thể cần chọn mọi phần tử của tổng thể có cùng đặc điểm để mở rộng phạm vi kiểm tra. Ngồi ra, vì chúng được lặp lại, nên những sai sót này có thể là do cố ý và cho thấy có khả năng là gian lận.

Kiểm toán viên cũng cần chú ý những trường hợp sai sót có tính cá biệt: sai sót phát sinh từ một sự kiện riêng lẻ, không lặp lại. Những sai sót này khơng đại diện cho những sai sót tổng thể, cho nên, kiểm tốn viên cần phải có những thủ tục bổ sung thích hợp. Ví dụ: khi tìm thấy sai

sót ở một chi nhánh là đã sử dụng sai cơng thức tính tốn hàng tồn kho, để xem đây là một sai sót cá biệt, kiểm tốn viên cần kiểm tra để đảm bảo rằng ở các chi nhánh khác thì cơng thức đã được sử dụng đúng.

(6) Dự đốn sai sót cho tổng thể

Việc dự đốn sai sót của tổng thể chỉ cần thực hiện trong thử nghiệm cơ bản. Đối với thử nghiệm kiểm sốt, khơng cần phải dự đốn sai sót của tổng thể vì tỉ lệ sai sót của mẫu cũng là tỉ lệ sai sót dự đốn của tồn bộ tổng thể.

VSA 530 yêu cầu kiểm toán viên phải dự đoán số tiền sai sót của tổng thể trong các thử nghiệm cơ bản và đánh giá ảnh hưởng của sai sót dự đốn này đến mục tiêu của thử nghiệm, cũng như ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của cuộc kiểm toán. Khi dự đốn sai sót của tổng thể, kiểm tốn viên cần chú ý những vấn đề sau:

- Loại trừ sai sót cá biệt.

- Đối với trường hợp có phân nhóm, cần dự đốn sai sót cho từng nhóm.

(7) Đánh giá kết quả mẫu

Kiểm tốn viên cần đánh giá kết quả mẫu để kết luận xem các đánh giá ban đầu về tính chất của tổng thể là đúng hay cần được điều chỉnh cho phù hợp.

Ví dụ: Trong thử nghiệm kiểm sốt, nếu tỉ lệ sai sót của mẫu cao hơn so với dự kiến sẽ dẫn đến cần điều chỉnh tăng mức rủi ro kiểm soát, trừ khi thu thập được những bằng chứng khác hỗ trợ cho đánh giá trước đây.

Trong thử nghiệm cơ bản, nếu số tiền sai sót của mẫu cao hơn dự kiến, kiểm toán viên sẽ cho rằng số dư tài khoản hoặc loại nghiệp vụ đã bị sai lệch trọng yếu, trừ khi thu thập được các bằng chứng khác để chứng minh rằng không tồn tại sai sót trọng yếu nào.

Nếu sai sót dự đốn của tổng thể cộng với các sai sót cá biệt tuy nhỏ hơn nhưng lại gần bằng với mức sai sót có thể chấp nhận, kiểm tốn viên cần xem xét lại tính thuyết phục của kết quả mẫu bằng cách so sánh với kết quả của các thủ tục kiểm tốn khác, hoặc có thể quyết định thu thập thêm bằng chứng kiểm tốn.

CÂU HỎI ƠN TẬP

Câu 1. Trình bày khái niệm, đặc trưng và điều kiện vận dụng của phương pháp kế toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản?

Câu 2. Trình bày nội dung phương pháp kiểm toán tuân thủ và phương pháp kiểm toán cơ bản?

Câu 3. Trình bày mối quan hệ giữa phương pháp kiểm tốn tuân thủ và phương pháp kiểm tốn cơ bản trong q trình kiểm tốn?

Câu 4. Hãy cho biết tác dụng của kỹ thuật phân tích đánh giá tổng quát trong các giai đoạn của q trình kiểm tốn?

Câu 5. Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản là gì? Nêu rõ mục đích, nội dung, ý nghĩa của việc thực hiện thử nghiệm chi tiết về nghiệp vụ và số dư tài khoản trong q trình kiểm tốn?

Câu 6. Trong điều kiện rủi ro tiềm tàng được đánh giá là cao, rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao hay thấp có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn phương pháp kiểm toán và phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán của Kiểm toán viên?

Câu 7. Trong điều kiện rủi ro tiềm tàng được đánh giá là thấp, rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao hay thấp có ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn phương pháp kiểm toán và phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán của Kiểm toán viên?

Câu 8. Chọn mẫu kiểm tốn là gì? Tại sao phải kiểm tốn trên cơ sở chọn mẫu? Chọn mẫu kiểm toán ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán như thế nào?

Câu 9. Thế nào là rủi ro lấy mẫu? rủi ro ngoài lấy mẫu và chỉ rõ nguyên nhân của các loại rủi ro đó?

Câu 10. Nêu nội dung các phương pháp chọn mẫu mà kiểm tốn có thể áp dụng trong q trình kiểm tốn?

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)