- Nếu xác định được hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian
a. Phân tích đánh giá tổng quát (kỹ thuật phân tích)
Khái niệm: Phân tích đánh giá tổng quát là việc xem xét số liệu trên
BCTC thông qua mối quan hệ và những tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC.
Ví dụ: So sánh chỉ tiêu doanh thu kỳ này với kỳ trước, xem xét tỉ suất khả năng thanh toán hiện thời, tỉ suất khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh tốn dài hạn, vịng ln chuyển hàng hóa...
Căn cứ vào các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC, kiểm tốn viên có thể nhanh chóng phát hiện ra những hiện tượng bất bình thường (ví dụ: chỉ tiêu giá thành thực tế lớn gấp 2 lần giá thành kế hoạch, ...) từ đó, kiểm tốn viên có thể xác định được mục tiêu, phạm vi, qui mô, khối lượng cơng việc cần kiểm tốn.
Tác dụng: Phương pháp này có tác dụng cho cả ba giai đoạn của q
trình kiểm tốn, đó là giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán; giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán.
+ Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
Trong giai đoạn này, phương pháp phân tích đánh giá tổng quát giúp kiểm tốn viên nhìn nhận doanh nghiệp một cách tồn diện, nhanh chóng xác định được tính chất bất bình thường, xác định được phạm vi kiểm tra, nội dung cần đi sâu kiểm toán, xác định những vấn đề có khả năng sai sót trọng yếu; Đồng thời giúp kiểm toán viên xác định được nội dung, thời gian, phạm vi sử dụng phương pháp kiểm tốn khác, qua đó để lập được kế hoạch chi tiết với những nội dung, phạm vi cần thiết, thời gian biên chế và chi phí hợp lý.
+ Giai đoạn thực hiện kiểm toán:
Giai đoạn này, phân tích được coi như một phương pháp kiểm tra cơ bản nhằm thu thập bằng chứng có liên quan đến số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ nào đó. Các bằng chứng về cơ sở dẫn liệu chứng minh cho các khoản mục trong BCTC có thể thu được khi tiến hành thử nghiệm chi tiết các nghiệp vụ số dư hoặc phân tích hay kết hợp cả hai phương pháp phân tích và thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.
+ Giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán:
Ở giai đoạn này, việc phân tích đánh giá tổng qt có vai trị rất quan trọng đối với kiểm toán viên. Khi đã kiểm tốn và có kết luận về từng bộ phận cấu thành BCTC, mà đặc biệt là kiểm toán hiện đại ngày nay tiến hành trên cơ sở chọn mẫu trong kiểm tốn. Để có mức thỏa mãn trong kiểm tốn càng cao và tăng thêm độ tin cậy cho kiểm tốn viên thì cần phải một lần nữa sử dụng phương pháp phân tích đánh giá tổng quát về những thơng tin cần kiểm tốn và bằng chứng thu thập được để củng cố
thêm cho các bằng chứng và kết luận của kiểm toán viên, kể cả việc thử lại khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp trước khi kiểm toán viên ký vào báo cáo kiểm toán.
Nội dung:
Nội dung phương pháp phân tích đánh giá tổng quát bao gồm: - Phân tích xu hướng
- Phân tích tỉ suất.
(1) Phân tích xu hướng (cịn gọi là so sánh ngang)
Là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. Kỹ thuật so sánh trong phân tích xu hướng thường sử dụng:
- So sánh số liệu thực tế kỳ này với kỳ trước.
- So sánh số liệu thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán…
- So sánh số liệu thực tế của doanh nghiệp với số liệu bình quân của ngành hoặc số liệu dự kiến của kiểm toán viên.
- So sánh số liệu thực tế doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác cùng qui mô, cùng lãnh thổ, cùng ngành nghề, cùng loại hình sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: Giá thành thực tế lớn gấp 2 lần giá thành kế hoạch. Đây là một biến động bất bình thường vì vậy, kiểm tốn viên nghi ngờ có thể tồn tại các gian lận, sai sót.
Phân tích xu hướng có ưu điểm: nhanh chóng, đơn giản. Phương pháp này giúp cho kiểm toán viên thấy được chiều hướng biến động của các chỉ tiêu, qua đó, giúp kiểm tốn viên định hướng được nội dung kiểm toán và những vấn đề cơ bản cần đi sâu. Tuy nhiên phương pháp này lại có nhược điểm là: khơng thể hiện được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu (không so sánh được các chỉ tiêu với nhau). Để khắc phục hạn chế này, người ta sử dụng kỹ thuật phân tích tỉ suất.
(2) Phân tích tỉ suất
Phương pháp này dựa vào các mối quan hệ, những tỉ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích (so sánh), đánh giá.
Tùy điều kiện cụ thể, trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp mà kiểm tốn viên có thể tiến hành một số hoặc dùng tất cả các tỉ suất sau:
- Nhóm tỉ suất khả năng thanh toán:
+ Tỉ suất khả năng thanh toán hiện thời
Tỉ suất khả năng
thanh toán hiện thời =
Tổng tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn
Trong đó:
Tổng tài sản ngắn hạn bao gồm: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, ứng trước và trả trước, hàng tồn kho.
Tổng số nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ dưới một năm, như: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả người cung cấp, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, phải trả phải nộp khác.
Tỉ suất này nói lên khả năng thanh tốn của doanh nghiệp trong hiện tại, đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và đặc biệt quan trọng đối với các bên đối tác cho vay hoặc cho thanh toán chậm. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh tốn các nghĩa vụ tài chính của cơng ty.
Thơng thường, chỉ tiêu khả năng thanh tốn hiện thời có biến động do: • Sự phát triển, mở rộng nhanh chóng của hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Có vấn đề trong việc thu nợ.
• Sự thay đổi trong chính sách quản lý đặc biệt các chính sách có liên quan đến thời hạn thanh tốn và số dư hàng tồn kho.
• Có sự lẫn lộn trong phân loại các khoản công nợ ngắn hạn và dài hạn.
• Có sai sót về tính đúng kỳ trong số dư cuối năm.
Để phân tích và nhận biết rủi ro từ việc khả năng thanh toán hiện thời có sự biến động, có thể xem xét thêm các chỉ tiêu khác như khả năng thanh toán nhanh, số ngày phải thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn kinh doanh…
Khi tỉ suất bằng 1 nghĩa là tài sản ngắn hạn vừa đủ thanh toán nợ ngắn hạn.
Khi tỉ suất bằng 2 nghĩa là đảm bảo vốn vừa thanh toán đủ nợ ngắn hạn vừa tiếp tục hoạt động được. Doanh nghiệp hoạt động bình thường.
Khi tỉ suất > 2: Doanh nghiệp có khả năng thanh tốn nhưng đầu tư thừa tài sản ngắn hạn.
Khi tỉ suất < 2: Doanh nghiệp có khả năng thanh tốn nhưng đầu tư thiếu tài sản ngắn hạn.
Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng: tỉ suất này phải ≥ 3 mới đảm bảo vì tài sản ngắn hạn phải đảm bảo ít nhất 3 chu kỳ kinh doanh mới đảm bảo an toàn cho kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tỉ suất khả năng thanh toán nhanh
Tỉ suất khả năng thanh toán nhanh =
Vốn bằng tiền + TS tương đương tiền Tổng số nợ ngắn hạn
Trong đó: Tài sản tương đương tiền ở các quốc gia là khác nhau: • Mỹ: Chứng khốn ngắn hạn; cơng nợ có thời gian đáo hạn 3 tháng. • Anh: Chứng khốn ngắn hạn; cơng nợ có thời gian đáo hạn 1 tháng. • Việt Nam: Giấy tờ có giá; chứng khốn ngắn hạn; một số tài sản có thể bán ngay.
Tỉ suất này nói lên khả năng thanh tốn nhanh (tức thời) các khoản công nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản có thể chuyển hóa ngay bằng tiền.
Tỉ suất này bằng 1: Là thỏa đáng
Tỉ suất này > 1: Có khả năng thanh tốn nhanh
Tỉ suất này < 1: Khó khăn trong thanh tốn cơng nợ ngắn hạn.
+ Tỉ suất khả năng thanh toán lãi vay dài hạn
Tỉ suất khả năng thanh toán lãi vay dài hạn (X) =
Lãi trước thuế + Lãi vay dài hạn Lãi vay dài hạn
Nếu X=1: Doanh nghiệp khơng có lợi nhuận (khơng có lãi trước thuế). Nếu X=2: Doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế bằng lãi vốn vay. Nếu X ≥ 3: Lợi nhuận trước thuế bằng hay lớn hơn 2 lần lãi vốn vay. Tỉ suất này cho biết người cho vay vốn có thể hiểu được doanh nghiệp trên các khía cạnh sau: tình hình về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thuế... Trên cơ sở hiểu biết này có 4 dạng khách hàng vay kinh doanh:
Nếu X ≥ 3: Doanh nghiệp kinh doanh bình thường.
Nếu 3 ≥ X ≥ 2: Doanh nghiệp kinh doanh khơng bình thường. Nếu 2 > X ≥ 1: Doanh nghiệp kinh doanh kiểu lừa đảo
Nếu X<1: Doanh nghiệp sắp phá sản.
Phân tích khả năng thanh tốn là đánh giá độ vững chắc của doanh nghiệp.
+ Tỉ suất khả năng thanh toán dài hạn
Tỉ suất khả năng
thanh toán dài hạn =
Tổng tài sản
Tổng số nợ phải trả (NH + DH)
Tỉ suất này khơng những có ý nghĩa đối với việc đánh giá khả năng thanh tốn của doanh nghiệp mà cịn có tác dụng xem xét khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp để có ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán.
Tỉ suất = 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh tốn
Tỉ suất >1: Doanh nghiệp có khả năng thanh tốn, có khả năng tiếp tục hoạt động.
Tỉ suất <1: Không những doanh nghiệp khó khăn trong quan hệ thanh toán mà khả năng giải thể, phá sản đang đến gần với doanh nghiệp.
Tỉ suất = 0: Doanh nghiệp bị phá sản.
+ Số vòng thu hồi nợ (hệ số thu hồi nợ)
Số vòng thu hồi nợ =
Doanh thu ròng (thuần) (năm) Số dư các khoản nợ phải thu bình quân
Số dư các khoản phải thu bình quân =
Số dư các khoản phải thu đầu năm +
Số dư các khoản phải thu cuối năm 2
Số ngày của một vòng thu hồi nợ =
365
Số vòng thu hồi nợ trong năm
Tỉ suất này cho biết: Số ngày phải thu là chỉ tiêu để tính tốn số ngày trung bình khoản phải thu từ lúc phát sinh cho đến khi thu được tiền (số tiền bán hàng tính vào doanh thu trong một năm được thu về quĩ doanh nghiệp là bao nhiêu lần trong năm). Nếu số vòng thu hồi càng lớn thì càng chứng tỏ khả năng bán hàng và phương pháp thu hồi công nợ càng tốt. Khi đó, số ngày (thời gian) của một vịng thu hồi nợ càng giảm.
Số vòng thu hồi nợ càng nhiều thời gian hay thời gian thu hồi nợ càng ngắn thì càng có tiền để chi trả các khoản nợ.
Chỉ tiêu này có thể được so sánh với chính sách về thanh tốn của cơng ty.
Chỉ tiêu về số ngày phải thu thường biến động bởi: - Sự thay đổi của mơi trường kinh tế nói chung. - Doanh thu cuối năm tăng hoặc giảm đột biến. - Sự thay đổi về khách hàng.
- Sự thay đổi về điều khoản khách hàng.
- Sự thay đổi về điều kiện ghi nhận nợ phải thu khó địi.
Để phân tích và nhận biết rủi ro từ việc thay đổi số ngày phải thu, cần xem xét sự thay đổi của các tài khoản như phải thu, phải thu khó địi, hàng bán bị trả lại và số dư chi tiết của từng khách hàng. Bên cạnh đó cũng có thể xem xét sự biến động trong báo cáo tuổi nợ.
+ Số vòng luân chuyển hàng tồn kho
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán Số dư tồn kho bình qn
Thời gian một vịng
ln chuyển hàng tồn kho =
365
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho Tỉ suất này phản ánh tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhanh hay chậm. (Rủi ro tài chính tăng hay giảm). Nếu tốc độ hàng hóa càng nhanh thì càng chứng tỏ tình hình kinh doanh là tốt, tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng có nhiều thuận lợi.
• Một vịng ln chuyển của vật tư được tính từ khi bỏ tiền ra mua cho đến khi xuất vật tư vào sản xuất, sử dụng.
• Một vịng ln chuyển của thành phẩm được tính từ khi xuất kho thành phẩm bán thu được tiền.
• Một vịng ln chuyển của hàng hóa được tính từ khi mua hàng hóa đến khi bán hàng hóa thu được tiền.
Số vòng luân chuyển của hàng tồn kho cho biết mỗi năm hàng tồn kho luân chuyển được mấy lần.
Số vòng luân chuyển càng nhiều, thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn.
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho càng nhiều hay thời gian một vòng hàng tồn kho càng ngắn thì càng có tiền để chi trả các khoản nợ.
Chỉ tiêu này thường bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: • Sự thay đổi về cơ cấu hàng tồn kho hoặc cơ cấu sản phẩm. • Kiểm kê thừa hoặc thiếu.
• Sự thay đổi về quản lý hàng tồn kho hoặc thủ tục kiểm sốt. • Sự thay đổi về giá hàng tồn kho.
• Sự thay đổi về phương pháp kế toán đối với hàng tồn kho.
• Sự thay đổi về chính sách dự phịng giảm giá hoặc ghi giảm hàng tồn kho.
Để phân tích và nhận biết rủi ro do việc vòng quay hàng tồn kho biến động, có thể xem xét sự thay đổi của số dư một số tài khoản khác
như thành phẩm, sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu, giá vốn hàng bán và so sánh sự thay đổi của một số chỉ tiêu khác như số ngày phải trả và khả năng thanh toán bằng tiền.