- Nếu xác định được hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian
c. Quan sát và điều tra
3.2.1.1. Khái niệm, đặc trưng của phương pháp kiểm toán tuân thủ Khái niệm: Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật
Khái niệm: Phương pháp kiểm toán tuân thủ là các thủ tục, kỹ thuật
kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm tốn có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Đặc trưng: Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào qui chế kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Qui chế kiểm sốt nội bộ doanh nghiệp chỉ có hiệu lực và hiệu quả khi toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp là mạnh, là hiệu quả.
Có nghĩa là, tính hiệu quả, độ tin cậy, mức độ thỏa mãn của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ quyết định đến chất lượng của cơng việc kiểm tốn.
Khi nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, kiểm toán viên cần trả lời câu hỏi "Liệu cơng việc kiểm tốn có thể dựa vào hệ thống kiểm sốt nội bộ của doanh nghiệp hay khơng?"
Để trả lời câu hỏi này, về thực chất, kiểm toán viên phải xem xét mức độ thỏa mãn về kiểm soát trong từng trường hợp cụ thể:
- Nếu rủi ro kiểm soát khi lập kế hoạch kiểm toán được đánh giá là cao, mức thỏa mãn về kiểm sốt thấp thì kiểm tốn viên không thể tin tưởng và không thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. - Trường hợp rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp, mức thỏa mãn về kiểm sốt cịn tùy thuộc vào kết quả đánh giá thực tế hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong q trình kiểm tốn của kiểm tốn viên.
Tính hiệu quả, độ tin cậy, mức độ thỏa mãn về hệ thống kiểm sốt nội bộ ở mỗi doanh nghiệp có sự khác nhau, hay nói cách khác, tính hiệu quả trong công việc ngăn chặn các gian lận, sai sót của hệ thống kiểm soát nội bộ ở mỗi doanh nghiệp có khác nhau. Vì vậy, kiểm tốn viên không thể tin tưởng và áp dụng ngay phương pháp kiểm toán tuân thủ, mà muốn áp dụng phải nghiên cứu, thử nghiệm về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị mạnh hay yếu, mức thỏa mãn về kiểm soát cao thấp để áp dụng cho phù hợp, kể cả việc áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản với mức độ khác nhau.
Để có được sự hiểu biết, đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, kiểm toán viên phải nghiên cứu thực tế về hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc nghiên cứu này phải được tiến hành bằng hệ thống các bảng tường thuật về hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, bằng câu hỏi xây dựng sẵn về hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, hoặc bằng hệ thống lưu đồ với các ký hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Qua đó có thể biết được hệ thống kiểm sốt nội bộ doanh nghiệp và tiến hành các thử nghiệm về hệ thống kiểm soát nội bộ ở các mức độ khác nhau cho phù hợp. Thông thường việc thử nghiệm kiểm sốt ln phải quan tâm đến các cơ sở dẫn liệu sau đây:
- Sự hiện diện: Tức là sự tồn tại của qui chế kiểm sốt nội bộ.
- Tính hữu hiệu: Tức là sự hiệu lực trong hoạt động của qui chế kiểm soát nội bộ (khả năng phát hiện, ngăn chặn các gian lận, sai sót).
- Tính liên tục: Tức là sự hoạt động liên tục của qui chế kiểm soát nội bộ trong kỳ.