Các phương pháp kỹ thuật kiểm toán tuân thủ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 70 - 72)

- Nếu xác định được hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian

c. Quan sát và điều tra

3.2.1.2. Các phương pháp kỹ thuật kiểm toán tuân thủ

Tùy thuộc vào mức độ thỏa mãn về kiểm soát mà kiểm toán viên áp dụng các kỹ thuật kiểm toán của phương pháp kiểm toán tuân thủ cho phù hợp. Các kỹ thuật đó gồm:

a. Kỹ thuật điều tra hệ thống (còn gọi là phương pháp cập nhật cho

các hệ thống)

Kỹ thuật điều tra hệ thống là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng loại được theo dõi, ghi chép từ đầu đến cuối của một hệ thống để xem xét, đánh giá các bước kiểm sốt áp dụng trong hệ thống đó của đơn vị được kiểm tốn.

Ví dụ: Điều tra các nghiệp vụ về lao động - tiền lương: từ khi quyết định tuyển dụng lao động, giao việc, tính lương và thanh toán lương; Hoặc điều tra các nghiệp vụ bán hàng từ khi nhận được đơn đặt hàng cho đến khi bán hàng và thu được tiền bán hàng... Qua đó, đánh giá các bước kiểm soát được thiết lập trong các hệ thống tiền lương hay bán hàng.

Mục đích của kỹ thuật này là nhằm đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm tra nội bộ của doanh nghiệp làm cơ sở để thiết kế các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát. Kỹ thuật này được thực hiện trên 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Lập kế hoạch.

Phương pháp này nhằm đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát và hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

+ Giai đoạn 2: Thực hiện kế hoạch.

Kỹ thuật điều tra hệ thống được gia tăng nhằm đánh giá lại và điều chỉnh lại rủi ro kiểm soát so với kế hoạch ban đầu và làm căn cứ lựa chọn các phương pháp kiểm toán tiếp theo.

b. Các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát

Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát là các thử nghiệm được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các qui chế kiểm soát nội bộ và các bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương

pháp kiểm toán cơ bản - tức các thử nghiệm về số liệu. Việc kiểm tra chỉ áp dụng đối với các loại kiểm sốt có để lại dấu vết và bằng chứng.

Thử nghiệm kiểm soát được tiến hành dựa trên các kỹ thuật cụ thể gồm: quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và làm lại...

Việc tiến hành các thử nghiệm kiểm soát để thu thập các bằng chứng đánh giá mức độ tự tuân thủ các chính sách và thủ tục kiểm sốt nội bộ đã được vạch ra.

Ví dụ: Để ngăn chặn sai phạm trong việc lập hóa đơn và ghi chép nghiệp vụ bán hàng, doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục kiểm soát là giao cho một kế toán viên kiểm tra lại về số lượng, giá cả và tính tốn trên từng hóa đơn bán hàng.

Để thử nghiệm về loại kiểm soát này, kiểm tốn viên chọn một mẫu gồm 30 hóa đơn, tiến hành đối chiếu hóa đơn với các hợp đồng, đơn đặt hàng, chứng từ vận chuyển tương ứng. So sánh với bảng giá hiện hành và quyết định phê duyệt giá bán của lãnh đạo, đồng thời tính tốn lại trên hóa đơn để đưa ra kết quả thử nghiệm, so sánh với kết quả cung cấp của doanh nghiệp để đưa ra kết luận có thể tin tưởng vào kết quả do bộ phận bán hàng cung cấp hay không? Nếu xảy ra nhiều sai sót thì kiểm tốn viên phải thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản để xác minh đúng đắn về nghiệp vụ bán hàng và các khoản phải thu.

Việc tiến hành hay không tiến hành các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát phụ thuộc vào việc đánh giá lại rủi ro kiểm soát sau khi đã áp dụng kỹ thuật kiểm tra hệ thống.

Trường hợp 1: Nếu mức rủi ro kiểm sốt đánh giá là khơng cao hoặc kiểm toán viên xét thấy có thể giảm được rủi ro kiểm sốt so với mức đã được đánh giá sơ bộ khi lập kế hoạch kiểm tốn xuống mức thấp hơn, thì kiểm toán viên sẽ tiến hành các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát cần thiết.

Trường hợp 2: Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao, khơng có khả năng giảm được thơng qua việc kiểm tra hệ thống thì kiểm tốn viên sẽ không tiến hành thử nghiệm chi tiết về kiểm soát nữa mà phải tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản sao cho phù hợp.

Sự tiến hành các thử nghiệm này về phạm vi, qui mô nhiều khi phụ thuộc vào tính chủ quan của kiểm tốn viên, nhưng nó ln phải được tiến hành trên cơ sở kinh nghiệm, trình độ năng lực, sự xét đốn và sự am hiểu tường tận về doanh nghiệp được kiểm toán.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)