Các phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 88 - 89)

- Nhóm tỉ suất về cấu trúc tài chính:

b. Thử nghiệm (kiểm tra) chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản

3.3.2. Các phương pháp chọn mẫu

Có nhiều phương pháp chọn mẫu. Dưới đây là các phương pháp cơ bản:

* Lựa chọn ngẫu nhiên (sử dụng một số chương trình chọn số ngẫu nhiên, ví dụ, các bảng số ngẫu nhiên).

* Lựa chọn theo hệ thống, trong đó số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể được chia cho cỡ mẫu để xác định khoảng cách lấy mẫu, ví dụ khoảng cách lấy mẫu là 50, sau khi đã xác định điểm xuất phát của phần tử đầu tiên thì cứ cách 50 phần tử sẽ chọn một phần tử vào mẫu. Mặc dù điểm xuất phát có thể được xác định bất kỳ, mẫu thường có nhiều khả năng thực sự ngẫu nhiên nếu nó được xác định bằng cách sử dụng một chương trình chọn số ngẫu nhiên trên máy tính hoặc các bảng số ngẫu nhiên. Khi sử dụng phương pháp chọn mẫu theo hệ thống, kiểm toán viên cần xác định rằng các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể không được sắp xếp sao cho khoảng cách lấy mẫu trùng hợp với một kiểu sắp xếp nhất định trong tổng thể.

Ví dụ: Nếu tổng thể có kích thước (N) là 5.500 đơn vị và cỡ mẫu cần chọn (n) là 180 thì khoảng cách mẫu (k) sẽ được tính như sau:

k = N/n = 5.500/180 = 30.55 ~ 30

Sau đó chọn một đơn vị mẫu đầu tiên (m1) trong khoảng từ phần tử nhỏ nhất (x1) đến phần tử đó cộng với khoảng cách mẫu k: (x1+k)

Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ là phương pháp lựa chọn thiên về các phần tử có giá trị lớn trong đó cỡ mẫu, việc lựa chọn và đánh giá dẫn đến kết luận chủ yếu theo giá trị.

Lựa chọn bất kỳ, trong đó kiểm tốn viên chọn mẫu khơng theo một trật tự nào nhưng phải tránh bất kỳ sự thiên lệch hoặc định kiến chủ quan nào (ví dụ tránh các phần tử khó tìm hay ln chọn hoặc tránh các phần tử nằm ở dòng đầu tiên hoặc dòng cuối của trang) và do đó đảm bảo rằng tất cả các phần tử trong tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn. Lựa chọn bất kỳ khơng phải là phương pháp thích hợp khi lấy mẫu thống kê.

Lựa chọn mẫu theo khối là việc lựa chọn một hay nhiều khối phần tử liên tiếp nhau trong một tổng thể. Lựa chọn mẫu theo khối ít khi được sử dụng trong lấy mẫu kiểm tốn vì hầu hết các tổng thể đều được kết cấu sao cho các phần tử trong một chuỗi có thể có chung tính chất với nhau nhưng lại khác với các phần tử khác trong tổng thể. Mặc dù trong một số trường hợp, kiểm tra một khối các phần tử cũng là một thủ tục kiểm tốn thích hợp, nhưng phương pháp này thường không được sử dụng để lựa chọn các phần tử của mẫu khi kiểm tốn viên dự tính đưa ra kết luận về tồn bộ tổng thể dựa trên mẫu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)