Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 51 - 53)

- Nếu xác định được hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian

1. Lợi nhuận trước thuế 5% 10%

2.4.2.2. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Ta nhận thấy do tồn tại độc lập với các thử nghiệm cơ bản của KTV, nên rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát khác biệt với rủi ro phát hiện. Nói cách khác, dù có tiến hành kiểm tốn hay khơng, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt vẫn tồn tại trong hoạt động và mơi trường kinh doanh của đơn vị, cũng như nằm trong bản chất của những số dư tài khoản, các loại nghiệp vụ.

Ngược lại, rủi ro phát hiện có thể kiểm sốt được bởi các KTV thơng qua việc điều chỉnh nội dung, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm. Đây là điểm mấu chốt giúp KTV điều chỉnh công việc kiểm tốn của mình tùy theo tình hình đơn vị để đạt được mục đích cuối cùng là rủi ro kiểm tốn sẽ được giảm xuống thấp đến mức chấp nhận được với chi phí hợp lý.

Với một mức rủi ro kiểm toán xác định trước, mức độ rủi ro phát hiện được chấp nhận có mối quan hệ trái chiều với rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Ví dụ, nếu kiểm tốn viên xác định là rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức độ càng cao thì rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức càng thấp và càng cần các bằng chứng kiểm tốn có tính thuyết phục cao hơn.

Để trợ giúp cho việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa các loại rủi ro, các chuẩn mực kiểm toán đưa ra những mơ hình rủi ro. Vào đầu thập

niên 1980, chuẩn mực kiểm tốn của một số quốc gia thiết lập mơ hình rủi ro kiểm tốn và biểu thị bởi cơng thức sau đây:

Rủi ro kiểm toán = Rủi ro tiềm tàng × Rủi ro kiểm sốt × Rủi ro phát hiện

 Rủi ro

phát hiện =

Rủi ro kiểm tốn

Rủi ro tiềm tàng × Rủi ro kiểm sốt

Tuy được biểu thị bằng cơng thức, nhưng ta cần nhận thức rằng đây không phải là một cơng thức tốn học thuần túy, mà nó được dùng để trợ giúp cho KTV khi phán đoán và xác định mức độ sai sót có thể chấp nhận được để làm cơ sở thiết kế các thủ tục và điều hành cuộc kiểm tốn. Thí dụ sau đây sẽ minh họa cho ý kiến trên:

Giả sử trong kế hoạch kiểm toán viên phân tích và đánh giá các rủi ro như sau:

AR = 5% ; IR = 75% ; CR = 30% Từ đó, DR = 5% /(75% × 30%) = 22%

Sau khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, KTV thu thập được bằng chứng cho thấy kiểm sốt nội bộ khơng hữu hiệu như đánh giá ban đầu và KTV đánh giá lại là rủi ro kiểm sốt cao hơn ví dụ CR = 50%, vì thế rủi ro phát hiện được tính lại là DR = 13%. Nói cách khác, vì kiểm sốt nội bộ yếu kém hơn ước tính ban đầu nên KTV phải điều chỉnh giảm mức rủi ro phát hiện và tăng cường kiểm tra để thu thập thêm bằng chứng kiểm toán.

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro được xác lập bằng một bảng dưới dạng ma trận nhằm xác định rủi ro phát hiện như sau:

Mức độ rủi ro tiềm tàng do kiểm tốn viên đánh giá

Cao Trung bình Thấp

Mức độ rủi ro kiểm soát do kiểm toán viên

đánh giá

Cao Thấp (1) Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Cao (2)

- Trường hợp 1: Rủi ro tiềm tàng cao

Rủi ro kiểm soát cao  Rủi ro phát hiện thấp.

Đây là trường hợp tồi tệ nhất của cơng tác kiểm tốn. Khi lập kế hoạch kiểm tốn, thì kiểm tốn viên phải dự kiến ở quy mô lớn nhất: về phạm vi thời gian, biên chế, kinh phí kiểm tốn, phương pháp kiểm toán được áp dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro kiểm toán.

- Trường hợp 2: Rủi ro tiềm tàng thấp

Rủi ro kiểm soát thấp  Rủi ro phát hiện cao.

Đây là trường hợp lý tưởng nhất của cơng tác kiểm tốn. Kiểm tốn viên có thể dự kiến quy mơ kiểm tốn ở mức thấp nhất và rủi ro phát hiện dự kiến ở mức độ cao để rủi ro kiểm tốn có thể xảy ra thì cũng ở mức độ chấp nhận được.

* Nhận xét:

Giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch, khi kiểm toán viên phát hiện xác định mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm sốt ở mức độ cao thì rủi ro phát hiện chấp nhận được phải ở mức độ thấp nhất.

Ngược lại khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức độ thấp, rủi ro phát hiện ở mức cao hơn vẫn có thể hạn chế được rủi ro kiểm tốn ở mức độ mong muốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 51 - 53)