Xét đốn tính trọng yếu

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 45 - 46)

- Nếu xác định được hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian

1. Lợi nhuận trước thuế 5% 10%

2.4.1.3. Xét đốn tính trọng yếu

Khi xét đốn tính trọng yếu, kiểm tốn viên phải dựa trên 2 yếu tố sau:

a. Yếu tố định lượng:

Quy mơ sai sót là nhân tố quan trọng để xem xét các sai sót có trọng yếu hay khơng trọng yếu. Khi xét đoán kiểm toán viên phải xem xét tính trọng yếu về quy mơ, số lượng số tiền của các gian lận sai sót.

Khi kiểm toán BCTC để xem xét tồn bộ BCTC, kiểm tốn viên phải xem xét từng khoản mục, từng chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.Việc ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu của tồn bộ BCTC và sau đó phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận của BCTC là cơng việc mang nặng tính chủ quan nó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của kiểm tốn viên, tính chủ quan của từng khoản mục, chi phí kiểm tốn cho từng khoản mục trên BCTC và kết quả của các cuộc kiểm tốn trước đó.

Ví dụ: Khi kiểm tốn báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, kiểm tốn viên ước lượng một tỷ lệ sai sót để xét đốn tính trọng yếu:

Với báo cáo kết quả kinh doanh có thể ước lượng: Sai sót < 5% lợi nhuận trước thuế là khơng trọng yếu, sai sót > 10% là rất trọng yếu, sai sót > 5% và < 10% thì phải xét đốn.

Với bảng cân đối kế tốn có thể ước lượng sai sót: Sai sót < 5% tổng tài sản là khơng trọng yếu, sai sót > 15% là rất trọng yếu, sai sót > 5% và < 15% thì phải xét đốn.

Một sai số có quy mơ nhất định có thể là trọng yếu đối với cơng ty nhỏ, nhưng có thể lại là không trọng yếu ở một công ty lớn. Quan điểm

chỉ đạo đối với kiểm toán viên khi xem xét (xét đốn) ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là: Sai sót về tổng lợi nhuận thuần trước thuế là cơ sở quan trọng nhất để quyết định cái gì là trọng yếu, bởi nó được xem như một khoản mục then chốt nhất đối với người sử dụng. Các sai sót về Tài sản ngắn hạn trong Tổng tài sản; nợ phải trả ngắn hạn, vốn cổ đông,… cũng là cơ sở quan trọng khi xét đốn tính trọng yếu.

b. Yếu tố định tính:

Kế hoạch kiểm tốn được lập ra để tìm ra các sai sót nghiêm trọng về mặt định lượng, nhưng trên thực tế kiểm toán viên phải xét đoán và đánh giá cả về trị giá (số lượng) và bản chất (chất lượng) của bất cứ sai sót nào phát hiện ra.

- Một sai sót ln ln được coi là trọng yếu bất chấp về số lượng, qui mô, tức chỉ xét bản chất. Ví dụ: ở Anh khơng chấp nhận báo cáo thu nhập của ban giám đốc có sai số.

- Đối với những sai sót có tính quy tắc thì phải được coi là quan trọng trọng yếu hơn là sai sót vơ tình trên cùng một số tiền. Quan điểm chỉ đạo đối với kiểm toán viên khi xem xét (xét đốn) ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là:

- Các sai sót liên quan đến quy tắc được xem là trọng yếu hơn những sai sót vơ tình có cùng một số tiền, vì chúng ảnh hưởng đến sự trung thực và độ tin cậy của thông tin.

- Những sai sót có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hoặc chiều hướng phát triển của lợi nhuận phải được coi là trọng yếu.

- Một số sai sót khơng trọng yếu ở từng khoản mục cá biệt có thể dẫn đến sai sót ở các khoản mục có liên quan thì vẫn được coi là vấn đề trọng yếu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 45 - 46)