Nhóm tỉ suất khả năng sinh lời:

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 80 - 82)

+ Tỉ suất khả năng sinh lời:

Tỉ suất khả năng sinh lời của vốn kinh doanh =

Lợi nhuận Vốn kinh doanh Tỉ suất khả năng

sinh lời của tài sản =

Lãi kinh doanh trước thuế + Lãi vốn vay Tổng giá trị tài sản bình quân

Tổng giá trị tài sản bình quân = Tổng giá trị tài sản tồn đầu kỳ + Tổng giá trị tài sản tồn cuối kỳ 2

Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận thu được và tổng mức đầu tư. Chỉ tiêu này cũng phản ánh hiệu quả của công ty trong việc quản lý tài sản và tạo lợi nhuận.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của chỉ tiêu này:

• Sự thay đổi về khả năng sinh lời do môi trường kinh doanh thay đổi.

• Sự thay đổi về lợi nhuận gộp do thay đổi kết cấu sản phẩm, giá bán, giá vốn.

• Sự thay đổi về tài sản do thanh lý, mơi giới.

• Sự thay đổi trong chính sách kế tốn liên quan tới doanh thu, đánh giá tài sản.

Để phân tích và nhận biết rủi ro từ việc chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên tài sản thay đổi cần phải xem xét các tài khoản có liên quan như tài sản vơ hình, doanh thu… và có thể so sánh sự thay đổi đó với các chỉ tiêu khác như vòng quay của tài sản, lãi trên nợ dài hạn…

+ Tỉ suất lợi nhuận gộp

Tỉ suất

lợi nhuận gộp =

Lợi nhuận gộp * 100% Doanh thu

Tỉ suất lợi nhuận gộp là chỉ tiêu đầu tiên để phân tích về khả năng sinh lời. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng của cơng ty trong việc kiểm sốt giá vốn và giá bán. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận gộp có thể cung cấp nhiều thơng tin hơn nếu được phân tích theo từng loại sản phẩm.

Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận gộp thường bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

• Sự thay đổi về giá bán

• Sự thay đổi về cơ cấu hàng bán • Sự thay đổi về giá vốn hàng bán

• Sự thay đổi về số lượng bán nếu chi phí sản xuất chung là cố định và lớn.

Để phân tích và nhận biết rủi ro từ việc chỉ tiêu lợi nhuận gộp thay đổi, có thể xem xét thêm sự thay đổi của số dư các tài khoản như nguyên vật liệu, nhân cơng, chi phí sản xuất chung...

+ Tỉ suất lợi nhuận ròng

Tỉ suất lợi nhuận ròng (kết quả hoạt động) =

Lợi nhuận trước thuế * 100% Doanh thu

Chỉ tiêu lợi nhuận ròng đánh giá khả năng sinh lời sau khi trừ đi các khoản giá vốn và chi phí. Chỉ tiêu này có thể được so sánh với chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận gộp để phân tích ảnh hưởng của chi phí quản lý, chi phí bán hàng tới lợi nhuận.

Bên cạnh các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ suất lợi nhuận gộp, chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận ròng còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau đây:

• Sự thay đổi về số lượng hàng bán nếu chi phí bán hàng và chi phí quản lý cố định.

• Sự thay đổi của chi phí bán hàng, chi phí quản lý.

Để phân tích và nhận biết rủi ro từ việc chỉ tiêu này thay đổi, có thể xem xét sự thay đổi của các tài khoản như doanh thu, lãi, các chi phí bán hàng, quản lý... và so sánh cùng với sự thay đổi của các chỉ tiêu khác như lãi trên nợ dài hạn, chi phí bảo trì sửa chữa trên tổng tài sản cố định, khả năng thanh toán nhanh...

+ Tỉ suất hiệu quả kinh doanh

Tỉ suất hiệu quả kinh doanh (A) =

Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh Tổng doanh thu bán hàng thuần

Tỉ suất này cho biết một đồng doanh thu bán hàng thuần mang lại bao nhiêu lãi cho doanh nghiệp.

Hay để tạo ra một đồng lợi nhuận thuần thì sẽ cần (1/A) đồng doanh thu bán hàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kiểm toán căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phú Giang (Chủ biên) (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)