Những điều kiện áp dụng thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên) (Trang 36 - 40)

Để đảm bảo TMĐT có thể ứng dụng và ứng dụng có hiệu quả,

cần đảm bảo nhiều điều kiện. Dưới đây là những điều kiện chung nhất cho việc ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp. Các điều kiện đó là:

- Xây dựng một hạ tầng thông tin - viễn thông phát triển. Một hạ tầng thông tin - viễn thông phát triển là điều kiện thiết yếu để phát

triển TMĐT. Hạ tầng thông tin - viễn thông cần đảm bảo khả năng

tiếp cận (accessibility) và khả năng hiện hữu (availabity), tốc độ

truyền tải cao, chi phí sử dụng thấp.

Cơng nghệ Internet, cả phần cứng và phần mềm, đang phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng, theo hướng vừa đa dạng hoá vừa nhất thể hoá (chuẩn hoá), tăng cường tính tương tác, nâng cao năng lực bảo quản, truyền tải và xử lý thông tin.

Nhiều quốc gia đã và đang xây dựng các xa lộ thông tin trên cơ sở kỹ thuật cáp sợi quang học, hệ thống viễn thông vô tuyến vệ tinh, xây dựng mạng dịch vụ số tích hợp (ISDN), điện thoại Internet, điện thoại số hố, truyền hình cáp số hố, ứng dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao khả năng và tốc độ truyền tải của các hệ thống mạng truyền thơng hiện có như cơng nghệ Đường dây đăng ký số hố phi đối xứng (ADSL), cơng nghệ hướng dòng video và audeo (Streaming

Audeo and Video)…

Xây dựng các hệ thống mạng viễn thông vừa đa dạng, vừa có

khả năng tích hợp - tương tác, băng thơng rộng mới có khả năng đáp ứng các nhu cầu phong phú của TMĐT về sản phẩm, dịch vụ cần cung ứng (thông tin văn bản/thông tin định dạng/thông tin đa phương tiện;

Nhu cầu giữ thông tin/truyền thông tin/xử lý thông tin; Thông tin lưu- chuyển tiếp/thông tin thời gian thực; Thương mại di động…).

Bên cạnh việc xây dựng mạng viễn thông phát triển, nhiều quốc gia cịn gặp khó khăn trong việc đảm bảo một hệ thống sản xuất, cung

ứng điện năng dồi dào, ổn định và một mạng lưới phân phối điện có độ phủ rộng (tham khảo chương 3).

- Xây dựng niềm tin vào TMĐT: Niềm tin là yếu tố quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự chấp nhận tham gia và phát triển TMĐT, bao gồm nhiều vấn đề khác nhau:

+ Đảm bảo thơng tin trong q trình lưu trữ, chuyển tải, sử dụng trên mạng không bị tiết lộ, sửa đổi: nhờ các công nghệ dựa trên kỹ

thuật mật mã (mã khố bí mật, mã khố cơng cộng), kỹ thuật nguỵ trang thông tin, các giao thức như giao thức Lớp ổ cắm an toàn (SSL), giao thức Giao dịch điện tử an toàn (SET).

+ Gắn kết trách nhiệm và quyền lợi của người tạo ra thơng tin với hình thức và nội dung thông tin do họ tạo ra: được thực hiện nhờ công nghệ chữ ký điện tử.

+ Xác định thời điểm tạo và gửi thơng tin (ví dụ thời điểm lập và ký hợp đồng kinh tế): giải quyết nhờ công nghệ tem thời gian số

(digital time stamp).

+ Xác định đối tác đang quan hệ là ai, có phải là người hoặc

doanh nghiệp cần quan hệ hay không: thực hiện qua việc cấp giấy chứng thư số (digital certificate) bởi các cơ quan chứng nhận (Certificate Authority).

+ An tồn thơng tin: đảm bảo thông tin chỉ được truy cập đối với những người được phép truy cập (giữ bí mật thơng tin lưu hành trên mạng nội bộ): thực hiện nhờ phối hợp công nghệ bức tường lửa, công nghệ giấy chứng nhận Kerberos, công nghệ chứng thực sinh học nhân trắc (vân tay, nét mặt, mống mắt…) (tham khảo chương 7).

+ Bảo vệ bí mật riêng tư: Đây là lĩnh vực phức tạp, mang tính

nhiều mặt. Một mặt, mỗi cá nhân có quyền được bảo vệ bí mật riêng tư. Nhiều người sử dụng lo ngại nhiều bí mật cá nhân (các thơng tin về thẻ tín dụng, lịch sử bệnh tật, sở thích…) bị tiết lộ. Nguy cơ xâm phạm quyền được bảo vệ bí mật riêng tư đã hạn chế phát triển TMĐT ở nhiều nước. Mặt khác, các doanh nghệp quan tâm đến thu thập thông tin cá nhân về người tiêu dùng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ, thơng qua

đó tăng thu nhập, lợi nhuận. Giải quyết vấn đề này được thực hiện

thông qua việc phối hợp các giải pháp pháp lý, giải pháp tự điều chỉnh hành vi đạo đức kinh doanh và giải pháp kỹ thuật - công nghệ.

+ Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là lĩnh vực quan trọng trong TMĐT. Cuộc cách mạng về công nghệ số và mạng truyền thông tạo ra công cụ mạnh mẽ cho việc sao chép,

đánh cắp các tác phẩm trí tuệ (tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc, nghệ

thuật, phần mềm vi tính…) một cách dễ dàng, nhanh chóng, với bản sao có chất lượng tương đương bản nguyên tác. Việc sao chép, đánh cắp các sản phẩm trí tuệ là một nguyên nhân làm chậm lại sự phát triển của TMĐT. Trên mạng cũng xảy ra các hành vi vi phạm thương hiệu, đăng ký tên miền, làm cản trở cũng như dẫn đến thiệt hại cho các công ty hoạt động trên mạng. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên mạng là vấn đề phức tạp với nhiều quan điểm khác nhau (về đối tượng bảo hộ, mức độ bảo hộ, phương thức bảo hộ, phạm vi bảo hộ…) đang đặt ra

cho mỗi quốc gia triển khai TMĐT những nhiệm vụ mới cần giải quyết (tham khảo chương 8).

Nhìn chung, xây dựng niềm tin vào TMĐT đòi hỏi thực hiện một hệ thống giải pháp về công nghệ - kỹ thuật, về tổ chức, về pháp lý, giáo dục đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm công dân…

- Xây dựng một hạ tầng thanh toán phát triển. Trong thực tế,

triển khai TMĐT xảy ra song hành và đan xen với phát triển thương mại truyền thống. Xây dựng một hạ tầng thanh toán phát triển là yêu cầu cần thiết cho cả hai loại hình thương mại. Cùng với sự phát triển của CNTT-VT, cách thức tiến hành các giao dịch thương mại, và tương ứng với chúng là các giao dịch thanh tốn thay đổi một cách

nhanh chóng.

- Tạo môi trường pháp lý phù hợp cho TMĐT: Trên một góc độ nào đó, TMĐT là sự phản ánh thương mại truyền thống trong không

gian ảo. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ thông tin số không những thay đổi cách thức tiến hành thương mại, mà thay đổi cả quy mô, cấu

trúc thị trường, cơ cấu nền kinh tế, xuất hiện những đặc trưng mới của nền kinh tế số hoá. Mặt khác, Internet - môi trường thực hiện TMĐT - là một hệ thống mở, với bản chất là phi tập trung, không chịu sự quản lý từ một trung tâm nhất định nào. Sự điều hành và kiểm soát thái quá

đối với sự hoạt động của mạng Internet sẽ hạn chế sự phát triển của

TMĐT. Sự buông lỏng quản lý hoạt động của mạng Internet có thể

dẫn đến nguy cơ băng hoại đạo đức xã hội, tổn hại đến an ninh quốc

gia, thiệt hại lợi ích của người sử dụng…

Hệ thống các chuẩn mực pháp lý phù hợp với mơi trường hoạt

động của TMĐT được hình thành thơng qua việc sửa đổi, điều chỉnh

và bổ sung hệ thống pháp luật áp dụng trong thương mại truyền thống sao cho tương thích với cả TMĐT (cơng nhận bổ sung giá trị pháp lý của chứng từ thanh toán điện tử, văn bản điện tử, chữ ký điện tử…), và khi cần thiết tạo lập các chuẩn mực pháp lý mới, đặc thù cho

TMĐT. Tương tự như trong thương mại truyền thống, hệ thống pháp luật trong TMĐT cần bao quát một phạm vi điều chỉnh rộng: Tạo khung pháp luật thống nhất cho mọi hoạt động thương mại; Bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ; Bảo vệ bí mật riêng tư ; Thanh tốn điện tử; Giải quyết các tranh chấp xảy ra trong giao dịch điện tử; An ninh, an toàn trong TMĐT; Hợp tác quốc tế trong các vấn đề pháp lý về TMĐT;

Các vấn đề khác...

- Đào tạo nguồn nhân lực cần thiết cho TMĐT. Trước hết, một bộ phận đáng kể người dân và doanh nghiệp phải được làm quen với máy tính cá nhân, có kỹ năng cần thiết trong việc sử dụng Internet và Web, có nhận thức nhất định về TMĐT. Cần đa dạng hóa người sử dụng máy tính, phát triển các nguồn nhân lực chất lượng cao như các chuyên gia về CNTT; những người cung ứng các dịch vụ CNTT có trình độ đại

học, sau đại học… hoặc được bồi dưỡng chuyên môn về TMĐT.

- Các điều kiện khác: Như đẩy mạnh chính phủ điện tử, phát

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên) (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)