Hệ thống mua hàng mở trên Internet

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên) (Trang 185 - 188)

GIAO DỊCH TRONG THƯƠNG MẠ

5.3.4. Hệ thống mua hàng mở trên Internet

Hệ thống mua hàng mở trên Internet (OBI - Open Buying on the

Internet) là một đề nghị do Consorsium OBI đề xuất. Consorsium này là một nhóm các tổ chức thuộc bên mua, bên bán, các tổ chức thanh tốn và các cơng ty cơng nghệ thực hiện việc giải quyết vấn đề thương mại B-to-B trên Internet. Ý tưởng cơ bản của OBI là chia tách chức năng của hệ thống thương mại giữa các hoạt động bên mua và các

hoạt động bên bán sao cho mỗi tổ chức quản lý các chức năng này được kết nối lơgích với nó.

OBI được thiết kế dựa trên mơ hình kinh doanh thể hiện qua

Hình 5.5. Trong mơ hình này, sự phân chia lơgích các hoạt động là sắp xếp cơ sở dữ liệu, dữ liệu mơ tả người u cầu, và q trình quyết

định mua của bên mua và sắp xếp catalog, quản lý đặt hàng, thực hiện

và thanh toán của bên bán. Ý tưởng then chốt trong OBI có quan hệ với các thành phần chức năng là sự phân tách máy chủ giao dịch thành bên bộ phận mua và bộ phận bán của nó.

Để thực hiện cơng việc kiến trúc này, cần thiết có hai nhân tố

tương tác giữa các thành phần mua và thành phần bán: sự xác thực người yêu cầu và sự thực hiện đơn.

Hình 5.5: Sơ đồ cấu trúc của một hệ thống OBI

+ Xác thực người yêu cầu: Vì tổ chức - bên mua trong mơ hình OBI có trách nhiệm quản lý tập hợp những người yêu cầu, bên bán cần phải có các phương tiện chuẩn hoá để xác thực những người yêu cầu tương lai như những người đã được tổ chức - bên mua cho phép. OBI sử dụng chứng thực khố cơng cộng cho mục đích này. Khi

người yêu cầu lướt xem catalog, họ trình bản giấy chứng nhận được tổ chức - bên mua ký xác nhận. Cách tiếp cận này ngụ ý rằng trong thời gian quan hệ thương mại giữa các công ty được thiết lập, catalog của người cung ứng phải có cấu hình sao cho có khả năng tiếp nhận được giấy chứng nhận của người mua.

+ Xử lý đơn đặt hàng: Trong OBI, người yêu cầu xây dựng lệnh mua hàng thông qua tương tác với catalog của người cung ứng. Lệnh

mua hàng này tiếp đó được gửi với một khn dạng tiêu chuẩn hóa được gọi là yêu cầu lệnh OBI từ máy chủ OBI bên bán đến bên mua.

Khi đó, bất kỳ quá trình chấp thuận cần thiết nào đều được tiến hành. Sau khi lệnh kết thúc, lệnh sẽ quay trở lại bên bán như một lệnh OBI

để thực hiện.

Lợi ích thực sự của sự lựa chọn hệ thống vận hành OBI chỉ được nhận thấy khi các công ty - bên bán đa mối (multiply) buôn bán với các cơng ty - bên mua. Khi đó, bên mua có thể quản lý một cách tập trung cơ sở dữ liệu về người yêu cầu và hệ thống chấp thuận và sử dụng các hệ thống này một cách liên tục với các đối tác. Tương tự, tổ chức bán hàng có thể cân bằng catalog chủ và hệ thống quản lý lệnh với nhiều người mua khác nhau. Trong trạng thái lý tưởng này, thơng tin khơng bị sao chép lại ở phía bên kia.

Trình tự các giao dịch trong mơ hình OBI như sau:

1. Người yêu cầu sử dụng một trình duyệt Web để kết nối với máy chủ mua của tổ chức mua và lựa chọn một siêu liên kết tới máy chủ catalog của tổ chức bán.

2. Máy chủ catalog của tổ chức bán tiến hành xác thực người yêu cầu dựa trên cơ sở giấy chứng nhận số hố và sau đó cho phép người yêu cầu xem, lựa chọn hàng hoá và ghi lại.

3. Nội dung của đơn đặt hàng được chuyển từ máy chủ catalog đến máy chủ OBI của tổ chức bán.

4. Máy chủ OBI của bên bán đưa đơn đặt hàng vào yêu cầu đơn OBI được gói trong một đối tượng OBI (với một chữ ký số tuỳ ý) và chuyển yêu cầu đơn đến máy chủ OBI của tổ chức mua qua Internet.

5. Người yêu cầu định rõ bất kỳ một sự chú giải cần thiết nào đối với đơn, và xảy ra các quá trình chấp thuận nội bộ.

6. Lệnh sau khi chấp thuận và hoàn thành được đưa vào định

dạng đơn OBI, được gói trong một đối tượng OBI, được chuyển

ngược lại tổ chức bán thông qua Internet.

7. Tổ chức bán nhận được sự cho phép thanh toán, nếu cần thiết, và bắt đầu thực hiện đơn.

Tóm tắt chương 5

Giao dịch trong thương mại điện tử là một hệ thống bao gồm

không chỉ các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hoá và dịch vụ, tạo thu nhập, mà còn là các giao dịch có khả năng trợ giúp q trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hố và dịch vụ, cung

ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trợ giúp

trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp. Các giao dịch cơ bản trong TMĐT là giao dịch B2C, B2B và thương mại thông tin. Để hiểu rõ hơn các giao dịch trong thương mại điện tử được thực hiện theo cách thức như thế nào, chúng ta có thể xem xét một số hệ thống giao dịch chủ yếu, được các tổ chức, công ty và tập đồn cơng nghệ thông tin

lớn trên thế giới phát triển. Đó là hệ thống máy chủ Web với mẫu đơn

đặt hàng, hệ thống giao dịch điện tử an toàn (SET), OM, và OBI.

Câu hỏi ơn tập

1) Trình bày khái niệm chuỗi giá trị thương mại. Nêu các thành phần của chuỗi giá trị thương mại.

2) Trình bày các giao dịch cơ bản trong thương mại B2C. 3) Trình bày các giao dịch cơ bản trong thương mại B2B. 4) Trình bày các giao dịch cơ bản trong thương mại thông tin. 5) Giới thiệu sơ lược một số hệ thống giao dịch trong TMĐT.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên) (Trang 185 - 188)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)