Nghĩa của việc tổ chức kết cấu hạ tầng CNTT-TT cho TMĐT

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên) (Trang 62 - 65)

KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠ

3.1.2. nghĩa của việc tổ chức kết cấu hạ tầng CNTT-TT cho TMĐT

hạ tầng kỹ thuật. Khi nói tới kết cấu hạ tầng CNTT-TT cho TMĐT, người ta muốn nói tới các mạng truyền thông (Internet, điện thoại hữu tuyến và vô tuyến, các mạng truyền thơng khác), các máy tính, các cơ sở dữ liệu, các dịch vụ, các phương tiện điện tử dân dụng, các hệ

thống phần cứng, phần mềm CNTT cần thiết để phục vụ cho việc tiến hành các giao dịch thương mại.

Các đặc trưng tiêu biểu của kết cấu hạ tầng kỹ thuật là:

- Là các hệ thống lớn, được xây dựng qua nhiều thế hệ và không thường xuyên được thay thế như một hệ thống tổng thể.

- Hệ thống hoặc mạng lưới đó có thời gian tồn tại lâu dài do khả năng phục vụ của nó được duy trì liên tục (trang bị lại và thay thế liên tục các thành phần lạc hậu, hư hỏng).

- Các thành phần của hệ thống là phụ thuộc lẫn nhau và ít có khả năng phân chia thành các bộ phận nhỏ tách rời, và hệ quả là khơng sẵn có trên thị trường thương mại.

- Tính phụ thuộc lẫn nhau của hệ thống làm ngắn đi chu kỳ sống của mỗi thành phần hệ thống so với trường hợp thành phần đó tồn tại

độc lập.

- Chi phí ban đầu cho xây dựng hệ thống thường cao và khó xác

định được giá trị của hệ thống.

3.1.2. Ý nghĩa của việc tổ chức kết cấu hạ tầng CNTT-TT cho TMĐT TMĐT

CNTT, nhất là mạng Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính tồn cầu. Mối quan hệ kinh tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh nghiệp ngày càng được tăng cường nhưng đồng thời tính cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ. Mạng Internet, kết nối hàng trăm triệu máy tính của người dùng, có thể truy cập đến hàng triệu

phương tiện kỹ thuật đơn thuần, mà đã trở thành một môi trường mới của mọi hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục,... có tác động rất lớn đến các chuyển biến nhanh chóng của đời sống con người trên

khắp hành tinh. Thông qua mạng Internet, làm cho khoảng cách giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng thu hẹp lại và dần dần mất đi, không những người sản xuất có thể kịp thời hiểu được nhu cầu của khách hàng, mà người tiêu dùng cịn có thể tham gia quá trình sản xuất thực tế, lựa chọn, thiết kế và sản xuất ra những sản phẩm thích hợp nhất cho mình.

Khu vực kinh tế thơng tin là khu vực năng động nhất trong nền kinh tế của nhiều nước, đặc biệt ở các nước phát triển. Khu vực này

bao gồm:

- Các hoạt động kinh tế - xã hội và sản xuất cơng nghiệp có sử dụng CNTT.

- Các ngành cơng nghiệp máy tính và truyền thơng, làm ra máy tính và phần mềm, các dịch vụ liên quan đến máy tính, các thiết bị và dịch vụ viễn thông, các linh kiện điện tử, các thiết bị văn phịng v.v...

- Cơng nghiệp nội dung thông tin, mà sản phẩm là nội dung thông tin và tri thức của mọi ngành kinh tế, khoa học, văn hoá, nghệ thuật... được tổ chức xử lý, tạo giá trị gia tăng và được lưu giữ bằng

các phương tiện của CNTT (như đĩa từ, CD-ROM) và tổ chức phát

hành dưới dạng thông tin điện tử.

- Thương mại điện tử đang được phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhiều hàng hố được bán thơng qua mạng điện tử và được chi trả bằng hình thức tiền điện tử. Khu vực kinh tế tri thức cũng là khu vực sản sinh ra những doanh nhân giàu có nhất thế giới. Đến năm 1995, tại

Hoa Kỳ, trong số 20 người giàu nhất nước có đến 14 doanh nhân trong khu vực này.

Công nghiệp CNTT đang trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, tạo ra nhiều việc làm, nhiều ngành nghề kinh tế mới và làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện tại, tăng khả năng cạnh

tranh của các ngành công nghiệp truyền thống thông qua một hệ thống hỗ trợ như viễn thông, thương mại điện tử, dịch vụ truyền thơng đa

phương tiện. Cơng nghiệp CNTT có thể gây ảnh hưởng và làm biến

đổi căn bản nền kinh tế quốc dân và xã hội, vì vậy nó đóng một vai trị

cực kỳ quan trọng trong q trình CNH, HĐH đất nước. CNTT có tác

động sâu sắc đến tồn bộ các ngành nghề kinh tế và có khả năng chi

phối, định hướng các ngành nghề theo một tiến trình phát triển khác

với trước đây. Cơng nghiệp CNTT đang trở thành một nhân tố quan

trọng của thương mại quốc tế: thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan đến nó là loại hàng hố có thể xuất và nhập khẩu, cùng với các phương tiện cơ bản để sản xuất và truyền tải thông tin.

Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin - hệ thống tích hợp các mạng truyền thơng, các máy tính, các cơ sở dữ liệu, các dịch vụ, các phương tiện điện tử dân dụng... đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của nhiều

quốc gia.

Mạng truyền thông đa phương tiện và đa dịch vụ, xương sống của cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, trên cơ sở các mạng cáp quang,

đồng trục, viba và vệ tinh sẽ đồng thời phát triển với kỹ thuật nén số

ngày càng hoàn thiện. Internet một trong những cơ sở quan trọng của hạ tầng CNTT thế giới đang được phát triển mạnh mẽ để trở thành

một mạng truyền thơng tốc độ cao, có khả năng hỗ trợ các ứng dụng

đa phương tiện (Multimedia).

Một xu thế chung trong chính sách của các quốc gia về CNTT là khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư, kích thích cạnh tranh theo pháp luật, chủ trương giảm cước phí truy nhập mạng và khuyến khích đa dạng hố nội dung, ngơn ngữ, nhằm tạo điều kiện phổ cập sử dụng

CNTT trong dân chúng. Các nước có nền CNTT phát triển đều đặc

biệt quan tâm đến công tác xây dựng luật bảo vệ sở hữu trí tuệ để

khuyến khích sản xuất thông tin, đưa thông tin lên mạng. Một số nguyên tắc chính nhằm khuyến khích phát triển CNTT là: kích thích cạnh tranh cơng bằng, khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân, hình thành mơi trường luật pháp chung, cung cấp các mối truy nhập tự do

vào các mạng, xây dựng bộ luật truy nhập thống nhất, thúc đẩy các cơ hội đồng đều. Nhìn chung nét đặc trưng trong chính sách phát triển

CNTT của các nước là chú trọng các vấn đề văn hoá và giáo dục

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên) (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)