Mạng nội bộ (Intranet) và mạng ngoại bộ (Extranet)

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên) (Trang 81 - 86)

KẾT CẤU HẠ TẦNG CỦA THƯƠNG MẠ

3.3.1 Mạng nội bộ (Intranet) và mạng ngoại bộ (Extranet)

a) Mạng nội bộ

Về mặt kỹ thuật, mạng intranet không khác nhiều so với mạng Internet, ngoại trừ việc chỉ những cá nhân được lựa chọn mới được

phép truy cập vào mạng. Dựa trên mơ hình máy chủ/máy khách, các yêu cầu bên trong đối với các file, các tài liệu, hoặc các thiết kế sơ đồ xử lý giống như trên Internet. Ví dụ, một người quản lý bán hàng khu vực sử dụng trình duyệt Web có thể đưa ra u cầu lấy thơng tin về tình hình bán trong năm qua của khu vực mình. Trình ứng dụng khách Web gửi một thơng điệp HTTP đến máy chủ đích của cơng ty có sử dụng bộ giao thức TCP/IP và đến mạng intranet của công ty. Các kiểm tra cấp phép (authorization checks) sẽ kiểm tra xem người yêu cầu (người quản lý bán hàng khu vực) có quyền truy cập vào các file dữ liệu đó khơng. Nếu được, các file sẽ được gửi đến máy tính khách yêu cầu qua mạng intranet. Người quản lý có thể quan sát những số liệu mới nhất về khu vực của mình và so sánh với các con số kế hoạch dự kiến.

Intranet là một cách thức hết sức thơng dụng và có chi phí thấp

để phân phối các thơng tin của cơng ty. Một mạng Intranet sử dụng

các giao thức dựa trên Internet, bao gồm TCP/IP, FTP, Telnet, HTML và các trình duyệt Web. Vì intranet tương hợp với Internet, nên các

thơng tin lựa chọn từ intranet có thể sẵn sàng chia sẻ với những người dùng bên ngoài. Một lợi ích của việc sử dụng intranet là các bộ phận khác nhau trong một công ty, được trang bị bởi các phần cứng máy tính khác nhau, có thể tương tác với nhau trong một mạng intranet.

Điều này có được vì các giao thức và phần mềm Internet là trung lập

về phần cứng - chúng vận hành tốt trên cả máy tính Macintosh, máy tính cá nhân, hoặc máy tính dựa trên UNIX.

Máy chủ intranet có thể thu thập và phân nhóm thơng tin, sau đó thơng tin được truyền sang Internet cho sử dụng bên ngồi. Giả sử một khách hàng có u cầu về báo giá và thơng tin về có hàng trong kho hay không đối với một sản phẩm nào đó, intranet sẽ xác định thơng tin u cầu từ các cơ sở dữ liệu bên trong, bao gồm cả thông tin tồn kho và thông tin xử lý công việc, định dạng thông tin, chuyển thông tin từ intranet đến Internet và đến khách hàng.

Mạng intranet có giá hợp lý vì các u cầu về cơ sở hạ tầng đối với chúng thường là sẵn có nếu như các máy tính cá nhân của cơng ty

đã kết nối với nhau bằng mạng cục bộ (LAN - Local Area Netwwork),

và mạng LAN kết nối với Internet. Cơ sở hạ tầng của Intranet bao gồm một mạng TCP/IP, phần mềm cấp phép, phần cứng và phần mềm máy chủ (server), các máy khách Web và một máy chủ bức tường lửa (bức tường lửa đảm bảo an ninh giữa thế giới bên ngoài và mạng bên trong cơng ty). Vì mạng intranet sử dụng mơ hình khách/chủ, nên phần cứng và phần mềm vận hành trong intranet cũng giống như trong Internet. Hơn nữa, việc sử dụng giao thức TCP/IP chuẩn đảm bảo rằng khi triển khai intranet, công ty không phải lo lắng đến việc đồng thời phải duy trì các chuẩn khác nhau cho intranet và Internet.

Intranet có thể tiết kiệm cho công ty cả thời gian và tiền bạc.

Ở các tổ chức lớn và nhỏ, intranet luôn là cách thức tốt nhất để phân

phối các thơng tin đa dạng, vì việc tạo lập và phân phối thơng tin trên giấy thường chậm và đắt. Ví dụ, nếu cơng ty có intranet, phịng nhân sự có thể đưa lên mạng các sổ tay hướng dẫn công việc, các chính

cơng việc và cán bộ cơng chức…, nhờ vậy tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Bất kỳ ai một lần nào đó có liên quan đến cuốn sách chỉ dẫn (in trên giấy) về chính sách của công ty vốn nhiều trang, thường xuyên bổ sung thay đổi, phải in và phân phát lại (hàng tháng, hàng năm), sẽ

đánh giá cao vai trò của intranet. Các thông tin khác intranet xử lý là

thông tin về việc làm, kết quả kinh doanh, thông tin về sản xuất, sách trắng và các báo cáo kỹ thuật, danh mục điện thoại công ty, danh mục thư điện tử, hướng dẫn sử dụng phần mềm, các mẫu đơn từ của nhà

nước. Đào tạo là một lĩnh vực khác thu được lợi ích từ intranet do chi phí được cắt giảm và mức độ thuận tiện cao. Sử dụng intranet, cán bộ cơng chức có thể tiến hành học tập trực tuyến trên cơ sở bất kỳ khi nào/bất kỳ ở đâu. Đào tạo dựa trên intranet giảm chi phí hơn nhiều so với đào tạo trực tiếp, vì cơng ty tiết kiệm được chi phí đi lại, ăn ở khi gửi cán bộ nhân viên đến trung tâm đào tạo.

Intranet giúp giải quyết nhanh quá trình phân phối và cập nhật các ứng dụng. Việc quản lý và duy trì các phần mềm máy tính cá nhân của cơng ty địi hỏi khá nhiều chi phí. Intranet có thể giúp giảm thấp tổng chi phí sở hữu (TCO - Total Cost of Ownership) bằng cách giảm các chi phí duy trì và cập nhật phần mềm. Nhóm cán bộ CNTT có thể

đưa phần mềm đã được cập nhật hoặc vá lỗi lên mạng intranet và cấp

tập lệnh (script) đến các máy trạm của cán bộ nhân viên và phần mềm

được tự động cài đặt vào lần mở máy tới. So sánh cách tiếp cận này

với cách tiếp cận thao tác trực tiếp với từng máy tính, vốn dĩ tốn rất nhiều thời gian, sẽ thấy intranet cho phép tiết kiệm như thế nào.

Các lợi ích của intranet bao gồm:

- Thông tin liên lạc nội bộ nhanh hơn, rẻ hơn và thân thiện hơn - Chi phí mua sắm và khai thác thấp

- Chi phí duy trì thấp - Tăng sự tiếp cận thông tin - Thông tin sẵn sàng và kịp thời

Tuy vậy, intranet cũng có một số nhược điểm. Intranet khơng

phải vật cho khơng. Cơng ty phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí. Thơng thường, khó có thể hạch tốn chính xác việc hồn vốn của mạng (một con số mà các nhà kế toán và phụ trách về tài chính muốn biết). Một vài cơng cụ intranet cịn chưa chín muồi và chưa sẵn sàng cho khai thác rộng rãi. Việc kiểm sốt intranet có thể bị vượt khỏi tầm tay, yêu cầu phải theo dõi, kiểm tra cẩn thận để đảm bảo mạng hoạt động liên tục, an tồn.

b) Mạng ngoại bộ (extranet)

Extranet kết nối cơng ty với các nhà cung ứng và các đối tác. Một mạng extranet có thể thuộc một trong số các loại sau: một mạng công cộng, một mạng riêng (an toàn), hoặc một mạng riêng ảo (VPN - Virtual Private Network). Các loại mạng đều có chung một khả năng: chia sẻ thông tin giữa các công ty. Thông tin trên mạng extranet là an toàn đối với sự xâm nhập từ các người dùng không được phép. Người dùng được phép có thể kết nối thơng suốt với mạng của công ty khác thông qua extranet. Mạng extranet cung cấp cơ sở hạ tầng riêng cho các công ty phối hợp các hoạt động mua bán, trao đổi các tài liệu kinh doanh thông qua trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data

Interchange) và truyền thông với nhau. Trên thực tế, mạng extranet có thể được thiết lập thông qua Internet. Tuy vậy, thông thường extranet là các mạng tách biệt kết nối các công ty với nhau. Các mạng extranet có thể sử dụng Internet để truyền thông với nhau bằng cách sử dụng các giao thức Internet truyền thống, bao gồm cả TCP/IP. Ngay cả các mạng riêng, tách biệt với Internet, cũng sử dụng các giao thức và công nghệ Internet để truyền thông.

Một số mạng extranet khởi đầu là các mạng intranet, phục vụ nội bộ các cán bộ nhân viên của một cơng ty trong một số năm. Sau đó, giới quản trị công ty đã mở các dữ liệu vốn dĩ trước đây cấm truy cập

đến người dùng Internet rộng rãi nhằm giảm sự quá tải công việc đối

Mạng công cộng (Public Network)

Một mạng extranet công cộng tồn tại khi một tổ chức cho phép công chúng truy cập vào mạng của mình qua Internet, hoặc khi hai hoặc nhiều hơn các cơng ty nhất trí kết nối các mạng intranet của họ bằng cách sử dụng mạng công cộng. An ninh là một vấn đề trong cấu trúc này, vì mạng cơng cộng hồn tồn khơng đảm bảo tính an ninh.

Để đảm bảo an tồn cho các giao dịch giữa các cơng ty hợp tác, mỗi

công ty cần phải đảm bảo sự bảo vệ đối với thông tin đi ra trước khi thông tin đi từ mỗi mạng intranet đến mạng công cộng. Thông thường một bức tường lửa sẽ kiểm tra các gói thơng tin đi từ Internet, nhưng các bức tường lửa khơng đảm bảo an tồn 100%. Điều đó giải thích vì sao extranet mạng cơng ít được sử dụng trong thực tế. Cả mạng riêng và mạng riêng ảo cung cấp an ninh bổ sung mà phần lớn các công ty yêu cầu khi tiến hành các giao dịch kinh doanh.

Mạng riêng (Private Network)

Mạng riêng gồm một đường kết nối thuê bao riêng giữa hai công ty có kết nối vật lý giữa hai mạng intranet của họ với nhau. Đường thuê bao là một kết nối điện thoại thường xuyên, dành riêng giữa hai

điểm. Khác với kết nối quay số bình thường, đường thuê bao luôn

hoạt động. Ưu thế duy nhất của đường th bao là tính an tồn. Khơng một bên thứ ba nào ngồi hai bên đã chính thức kết nối vào một mạng riêng có thể truy cập vào mạng. Như vậy, mạng riêng từ bên trong đã

đảm bảo tính bí mật và tính tồn vẹn của thơng điệp di chuyển trong

chúng.

Nhược điểm lớn nhất của mạng riêng là chi phí cao. Đường th bao khơng phải là rẻ. Mỗi cặp cơng ty muốn có một mạng riêng phải thuê bao một đường kết nối điện thoại độc lập. Ví dụ, nếu một cơng ty muốn lập kết nối extranet qua mạng riêng với bảy công ty khác, thì cơng ty phải trả chi phí cho bảy đường thuê bao. Điều này hạn chế

việc thiết lập quan hệ qua mạng với đông đảo các đối tác. Để giải

Mạng riêng ảo (Virtual Private Network)

Mạng extranet riêng ảo là một mạng sử dụng mạng công cộng và các giao thức của nó để gửi các dữ liệu nhạy cảm đến các đối tác,

khách hàng, nhà cung ứng, các nhân viên công ty bằng cách sử dụng công nghệ “đường hầm” hay “bọc vỏ”. “Đường hầm” là các “lối đi”

riêng trên mạng Internet công cộng cho phép đảm bảo truyền tin an toàn từ extranet đối tác này đến đối tác khác. Mạng VPN cung cấp các vỏ bọc an toàn, với các dữ liệu nhạy cảm được kiểm tra chặt chẽ.

Mạng VPN giống như một làn đường trên đại lộ (Internet) dành riêng cho khách bộ hành được bảo vệ không cho xe cộ các làn đường khác lấn qua. Các nhân viên đi cơng tác xa của cơng ty có thể gửi thơng tin nhạy cảm đến các máy tính của công ty bằng cách sử dụng các đường hầm VPN riêng được thiết lập trên Internet. VPN cho phép thiết lập nhiều kết nối an toàn với các đối tác kinh doanh với chi phí thấp. Phần lớn các extranet được triển khai thuộc loại extranet LAN-to-LAN, hoặc extranet máy chủ/máy khách. Các hệ thống cũ như EDI thuộc loại extranet LAN-to-LAN. Các extranet máy chủ/máy khách là phổ biến hiện nay.

Khi một công ty mong muốn thiết lập quan hệ chặt chẽ với nhà cung ứng hoặc đối tác thương mại, một VPN có thể kết nối họ. Việc

thiết lập VPN khơng địi hỏi đường th bao riêng. Hạ tầng duy nhất yêu cầu ngoài các intranet của mỗi công ty là mạng Internet.

Khác với mạng riêng sử dụng đường thuê bao, VPN tạo lập các kết nối lô gich ngắn hạn trong thời gian thực và các kết nối này sẽ bị

đứt một khi phiên giao dịch kết thúc.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)