Các công cụ web 2.0: từ blog tới wik

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên) (Trang 57 - 61)

THỊ TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠ

2.5.4. Các công cụ web 2.0: từ blog tới wik

Thuật ngữ “web 2.0” được nói tới như là một xu hướng trong thiết kế và phát triển web, một cảm nhận về thế hệ 2 của chuẩn web và các dịch vụ lưu trữ (giống như một trang web cộng đồng, wikis,

blog...) mà mục đích là nhắm tới những thuận tiện trong việc chia sẻ, hợp tác và sáng tạo giữa các người dùng [theo Wikipedia.com].

Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của OReilly Media, đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất vào tháng 10 năm 2004. Dougherty không đưa ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh phân biệt Web 1.0 và Web 2.0. Ví dụ, DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web 1.0; Flickr là Web 2.0. Britannica online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0. v.v....

Một số đặc tính của Web 2.0 theo Tim OReilly, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành OReilly Media đã đưa ra là:

- Web có vai trị nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng - Tập hợp trí tuệ cộng đồng

- Dữ liệu có vai trị then chốt

- Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng

- Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng - Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị - Giao diện ứng dụng phong phú

Ban đầu, Web 2.0 được chú trọng tới yếu tố công nghệ, nhấn

mạnh tới vai trò nền tảng ứng dụng. Nhưng đến hội thảo Web 2.0 lần 2 tổ chức vào tháng 10/2005, Web 2.0 được nhấn mạnh đến tính chất sâu xa hơn-yếu tố cộng đồng.

Theo điều tra của Forrester (Farber, 2008), ngày càng nhiều

doanh nghiệp và cá nhân chi tiêu nhiều hơn vào wikis, blogs, RSS, tagging, podcasting và các mạng xã hội.

Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo (social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau khơng phân biệt không gian và thời gian.

Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, chat âm thanh, chia sẻ tài liệu, tạo blog và xã luận. Mạng xã hội tạo ra sự đổi mới hoàn toàn cách người sử dụng mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu giao tiếp hàng ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm (group) (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như

địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như

thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

Hiện nay có nhiều mạng xã hội nổi tiếng trên thế giới như MySpace, Facebook, Orkut, Hi5, Friendster… Tại Việt Nam cũng đã

xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay, Go.vn, photo.vn, hoclamgiau.vn…

Các mạng xã hội đã góp phần tạo ra một hệ thống trên nền

Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thơng tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời gian.

Ngồi ra, nó cũng phục vụ những yêu cầu công cộng, những giá trị của cộng đồng và nâng cao vai trị của mỗi cơng dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội.

Các mạng xã hội ngày càng đóng góp tích cực vào các ứng dụng của phát triển thương mại điện tử và kinh doanh trên Internet nói chung.

Tóm tắt chương 2

Thị trường điện tử (E-marketplace) là thị trường ảo, nơi người

mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tiền hoặc thơng tin. Thị trường điện tử là thị trường được phát triển trên cơ sở

ứng dụng cơng nghệ Internet, đó là các địa điểm trên xa lộ thông tin để người mua và người bán có thể “gặp nhau”.

Thị trường điện tử cũng có những chức năng giống với thị

trường truyền thống. Ngoài ra, trong thị trường điện tử, có những khác biệt với thị trường truyền thống ở không gian địa lý cụ thể, thời gian hoạt động, mối quan hệ với khách hàng. Hầu hết các thị trường điện tử là thị trường mà các trao đổi được kiểm sốt bằng PTĐT, có tính hiệu quả cao hơn so với thị trường truyền thống.

Những yếu tố cấu thành thị trường điện tử là khách hàng điện tử, người bán trên mạng, hàng hóa, các trung gian, cơ sở hạ tầng, các hậu diện, tiền diện và các dịch vụ hỗ trợ khác…

Các công cụ sử dụng trong thị trường điện tử rất đa dạng và theo yêu cầu của người giao dịch, phổ biến là các catalog điện tử, máy tìm kiếm, các công cụ Web 2.0.

Câu hỏi ôn tập

1) Định nghĩa thị trường điện tử và mô tả các yếu tố cấu thành thị trường điện tử.

2) Phân biệt thị trường điện tử và thị trường truyền thống. 3) Mô tả một số loại thị trường điện tử.

4) Phân biệt hai loại thị trường điện tử riêng và công cộng. 5) Liệt kê một số công cụ sử dụng trong thị trường điện tử.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)