Quy trình đăng kí, lưu kí và thanh tốn bù trừ chứng khoán

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 64 - 72)

- CTCK chưa phải là thành viên của TTGDCKHN phải nộp hô sơ xin trở thành thành viên UPCoM.

4.1.2. Quy trình đăng kí, lưu kí và thanh tốn bù trừ chứng khoán

chứng khốn

4.1.2.1. Quy trĩnh đăng kí làm thành viên lưu kí của SGDCK Bước 7: Tổ chức đăng kí hoạt động lưu kí nộp hồ sơ đăng kí

thành viên lưu kí (TVLK):

- Đơn đăng kí làm thành viên lưu kí,

- Giấy cam kết và ủy quyền của TVLK trong quan hệ với SGDCK/ TTLKCK,

- Giấy ủy quyền cho nhân viên nghiệp vụ,

- Giấy ủy quyền cho ngân hàng chỉ định thanh toán (NHCĐTT), - Danh sách nhân viên nghiệp vụ thực hiện LKCK đăng kí với SGDCK / TTLKCK,

- Bản đăng kí mẫu chữ kí, mẫu dấu của tổ chức xin cấp phép hoạt động lưu kí,

- Tài liệu mơ tả hệ thống kho, két phục vụ hoạt động LKCK,

- Lí lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với các thành viên trong ban giám đốc hội sở và nhân viên nghiệp vụ tại hội sở.

Bước 2\ Bộ phận quản lí lưu kí của SGDCK / TTLKCK kiểm tra

bộ hồ sơ đăng kí làm TVLK và ghi ngày nhận trên biên nhận hồ sơ.

Bước 3: Bộ phận quản lí lưu kí kiểm tra tính đầy đủ hợp lệ của hồ sơ

đăng kí làm thành viên, đề nghị bổ sung, chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Bước 4: Bộ phận quản lí lưu kí lập và gửi thơng báo đóng góp

Qũy hỗ trợ thanh tốn (HTTT) cho tổ chức đăng kí hoạt động lưu kí, thơng báo nộp phí TVLK theo quy định.

Bước 5: Sau khi tổ chức đăng kí hoạt động lưu kí nộp QHTTT và

- Tờ trình về việc kết nạp TVLK, - Giấy chứng nhận TVLK,

- Hồ sơ đăng kí TVLK.

Bước 6: Giám đốc ra quyết định chấp thuận TVLK.

Bước 7: Gửi giấy chứng nhận thành viên lưu kí cho tổ chức đăng

kí hoạt động lưu kí.

Bước 8: Thơng báo về thành viên lưu kí cho UBCKNN.

4.1.2.2. Quy trình lưu kỉ chứng khốn

Giai đoạn đầu hình thành và phát triển TTCK của các nước, giao dịch chứng khốn được thực hiện theo hình thức trao tay, nghĩa là giao dịch chứng khoán kết thúc khi người bán giao chứng chỉ chứng khốn (Stock Certiíĩcate) cho người mua và người mua trao trả tiền cho người bán. Cùng với sự phát triển của TTCK vậ sự phát triển của cơng nghệ thơng tin, hệ thống thanh tốn dựa trên sự vận động của các chứng khoán vật chất trở nên lạc hậu vì tính ưu việt của hệ thơng chứng khốn ghi sổ.

Một là, khi chứng khốn ghi sổ được sử dụng trong q trình thanh tốn, các rủi ro về mất mát, mất cắp, giả mạo khi dịch chuyển chứng khoán được ngăn chặn một cách hữu hiệu.

Hai là, việc hạch toán giao dịch mua bán đã xóa bỏ những phiền tối phát sinh trong q trình rút, hoặc chuyển giao các chứng chỉ vật chất, làm cho quy trình và thủ tục thanh tốn được hợp lí hóa hơn.

Ba là, nếu khơng may bị mất sổ chứng nhận sở hữu chứng khoán nhà đầu tư vẫn có thể mua hoặc bán chứng khốn trong thời gian chờ đợi được cấp sổ mới.

Bốn là, nhờ việc thanh tốn được thực hiện tồn bộ bàng hệ thống chuyển khoản thay vì trao tay các chứng khốn vật chất, chó phép đẩy nhanh tiến độ thanh tốn.

Để phát huy các lợi thế của chứng khoán ghi sổ, tùy theo tình hình phát triển của TTCK, mỗi quốc gia có .thể lựa chọn một trong hai kĩ thuật: phi vật chất hóa hoặc bất động hóa các chứng chỉ chứng khốn.

Phi vật chất hóa là xóa bổ các chứng chỉ vật chất chứng minh quyền sở hữu chứng khoán. Theo hình thức này, tổ chức lưu kí chứng khốn có trách nhiệm theo dõi quyền sở hữu chứng khoán. Định kì, tổ chức lưu kí có trách nhiệm lập báo cáo quyền sở hữu chứng khốn cho cổ đơng và trái chủ. Mặc dù có nhiều lọi thế, nhưng do những rào cản về tâm lí, thói quen, điều lệ hoặc luật pháp mà TTCK của nhiều quốc gia vẫn chưa thể phi vật chất hóa chứng khốn một cách hồn tồn. Thay vào đó một giải pháp khả thi hơn được triển khai, đó là bất động hóa các chứng khốn. Bất động hóa các chứng khốn là đặt các chứng chỉ chứng khoán vào một tổ chức lưu kí tập trung để tạo điều kiện thuận lợi cho q trình chuyển khoản các chứng khốn. Việc chuyển quyền sở hữu sau đó chỉ xảy ra trong phạm vị tổ chức lưu kí tập trung mà khơng cần phải có sự chuyển dịch các chứng chỉ.

Hoạt động lưu kí chứng khốn thường bao gơm các cơng việc chính sau:

• Mở tài khoản lưu kí chứng khoản

Tậi khoản lưu kí chứng khoán là tài khoản dùng để hạch toán việc gửi, rút, hoặc chuyển nhượng chứng khốn.

• Tài khoản lưu kí chứng khốn gồm có: - Tài khoản chứng khốn giao dịch, - Tài khoản chứng khoán cầm cố, - Tài khoản chứng khoán chờ niêm yết, - Tài khoản chứng khoán chờ rút,

- Tài khoản thanh toán bù trừ chứng khoán đã giao dịch, - Các tài khoản khác.

Nhà đầu tư muốn mua bán chứng khoán tại các sàn giao dịch phải phải làm thủ tục mở tài khoản lưu kí chứng khốn tại thành viên lưu kí và chỉ được đặt lệnh giao dịch thông qua thành viên này. TTLKCK mở tài khoản lưu kí chứng khốn để hạch tốn và quản lí các chứng khốn kí gửi cho các thành viên. Phần chứng khoán thuộc sở hữu của nhà đầu tư của các thành viên lưu kí sẽ được hạch tốn vào tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng do SGDCK/ TTLKCK mở đứng tên cơng ty chứng khốn (thành viên giao dịch) và quản lí tách biệt với phần chứng khốn thuộc sở hữu của các thành viên đó.

• Kí gửi chứng khốn

Để chứng khốn tập trung vào TTLKCK, nhà đầu tư sở hữu chứng khoán phải gửi chứng khốn tại thành viên lưu kí nơi mở tài khoản lưu kí chứng khốn. Sau khi tiếp nhận và hạch tốn chứng khốn kí gửi, thành viên đem chứng khốn tái lưu kí tại TTLKCK. Sau khi hạch tốn vào tài khoản chứng khoán giao dịch của nhà đầu tư của thành viên lưu kí, TTLKCK' gửi giấy báo có xậc nhận việc gửi chứng khoán cho thành viên lưu kí.

Trường hợp lưu kí chứng khốn ghi sổ đặt mua trong đợt phát hành mới, phát hành thêm, để tăng vốn, quy trình lưu kí chứng khốn thực hiện theo quy trình sau:

(1) Tố chức phát hành làm thủ.tục đăng kí lưu kí.

(2) Nhà đầu tư kí gửi chứng chỉ chứng khoán (nộp giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khốn).

(3) Thành viên lưu kí hạch tốn vào tài khoản lưu kí khách hàng và thơng báo cho nhà đầu tư.

(4) Thành viên kí gửi chứng chỉ chứng khốn vào TTLKCK, (4

*

) Thành viên lưu kí lập danh sách khách hàng lưu kí chứng khốn ghi sổ, gửi danh sách này cho tổ chức phát hành.

(5 *

) Tổ chức phát hành đối chiếu danh sách khách hàng với danh sách cổ đơng, gửi cho thành viên lưu kí kết quả xác nhận.

(5) Trung tâm LKCK hạch toán vào tài khoản lưu kí của thành viên và xác nhận với thành viên.

(6) Tổ chức phát hành nộp danh sách cổ đông kèm thơng báo về thành viên lưu kí mà nhà đầu tư đã kí gửi chứng khốn.

(7) TTLKCK thực hiện bút tốn tương ứng trên các tài khoản lưu kí, chuyển giấy xác nhận gửi chứng khoán cho tổ chức phát hành.

4.1.2.3. Quy trình bù trừ và thanh tốn chứng khốn

Thanh tốn là một khâu quan trọng trong chu trình giao dịch chứng khốn, bởi vì đây là giai đoạn thực hiện sự chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán, bảo đảm cho nhà đầu tư chuyển dịch vốn một cách thật sự. Do đó dù giao dịch chứng khốn có khối lượng và giá trị lớn hay nhỏ thì việc thanh tốn cũng đều có ý nghĩa ngang nhau, đều cần một phương thức thanh toán hữu hiệu, an tồn và nhanh chóng để đảm bảo quyền lợi của cả người mua và người bán chứng khoán, để hấp dẫn các nhà đầu tư.

Việc tổ chức TTCK ở các nước rất đa dạng tuỳ theo thực tiễn đòi hỏi cũng như cơng nghệ của từng nước. Vì vậy việc giao nhận chứng khoán và thanh toán tiền sau khi thực hiện các giao dịch chứng khoán cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù tổ chức như thế nào thì các thị trường cũng đều tuân thủ một số nguyên tắc chung đã được đúc kết nhiều năm trong quá trình phát triển TTCK. Đó là:

- Việc thanh tốn chứng khốn phải tuân thủ các nguyên tắc giao chứng khoán đồng thời với thanh toán trả tiền.

- Các hoạt động thanh toán bù trừ phải được thực hiện tại bộ phận thanh toán bù trừ. Trước khi thực hiện việc chuyển giao chứng khốn, các thành viên phải hồn tất thủ tục thanh toán theo các quy định và mẫu hướng dẫn tại các bộ phận thanh toán của trung tâm thanh toán bù trừ.

- Việc thanh toán các chứng khoán được áp dụng cho mọi giao dịch trên TTCK và thanh toán tiền qua hệ thống ngân hàng chỉ định.

- Việc thanh toán giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua nghiệp vụ bù trừ (đa phương hoặc song phương), hoặc thanh toán từng giao dịch cho các thành viên tham gia.

Bù trừ đa phương là hình thức thanh tốn có nhiều bên tham gia tiến hành bù trừ lẫn nhau. Sau khi các lệnh được so khớp tại SGDCK, các kết quả của từng giao dịch được đưa về trung tâm thanh toán bù trừ và lưu ký. Tại đây trung tâm căn cứ vào kết quả giao dịch đã được thực hiện và đưa vào hệ thống tính tốn tự động để bù trừ kết quả giữa các bên tham gia trong quá trình giao dịch và thanh tốn. Hệ thống máy tính sau khi bù trừ hỗn họp các khoản có và nợ về chứng khoán của mỗi bên tham gia sẽ cho ra kết quả tịnh cuối cùng trong ngày giao dịch. Trên cơ sở đó, trung tâm thanh tốn bù trừ sẽ thông báo kết quả tịnh cho mỗi bên tham gia, và họ sẽ phải tiến hành giao và nhận tiền hoặc chứng khoán mỗi ngày cho các bên. Việc làm này sẽ làm giảm nhiều lần khối lượng luân chuyển tiền và chứng khoán cần giao dịch thực tế. Bù trừ đa phương là một phương thức được áp dụng phổ biến hiện nay.

Bù trừ song phương là phương thức thanh toán bù trừ theo từng cặp các kết quả bù trừ giữa hai bên tham gia thanh toán. Phương thức thanh tốn này đặc biệt có hiệu quả nếu có nhiều giao dịch xảy ra với một số ít chứng khoán.

Thanh toán từng giao dịch là phương thức thanh toán được thực hiện cho từng giao dịch mua hoặc bán; người mua giao tiền, người bán giao hàng theo đúng số lượng-hàng và tiền của từng giao dịch. Phương thức này có thế sử dụng ở các thị trường có quy mơ nhỏ, các thị

trường tự do. Đối với những thị trường có quy mơ lớn thì thường khơng áp dụng phương thức thanh tốn này vì khối lượng thanh tốn là vơ cùng lớn.

Nhờ các tiến bộ trong công nghệ và truyền thông, hiện nay hầu hết các TTCK các nước đều áp dụng chung một quy trình bù trừ và thanh tốn lõi (Core Clearing and Settlement Processes). Quy trình này được xây dựng dựa trên khn khổ các khuyến nghị của nhóm G30 và các nghiên cứu về rủi ro thanh tốn sau đó.

Bước 1: Đối chiếu và kiểm tra các giao dịch

Sau khi xác định các giao dịch được thựẹ hiện, tất cả các giao dịch được ghi chép “sao chụp” lại và được so khớp, đối chiếu và kiểm tra để đảm bảo rằng các chủ thể tham gia giao dịch đều đồng ý về các điều kiện giao dịch: loại chứng khoán, khối lượng, giá cả. Tùy thuộc vào cấu trúc của thị trường, quy trình ghi nhận và báo cáo giao dịch sẽ được thực hiện theo những cách thức khác nhau. Nếu là hệ thống giao dịch tự động, các thơng tin về giao dịch có thể được cung cấp bởi hệ thống máy tính được nối mạng. Trong các thị trường dựa vào phương tiện truyền tin như điện thoại... các ghi nhận và báo cáo giao dịch được thực hiện một cách thủ cơng tồn phần hoặc bán phần.

Trong bước này, các thành viên tham gia giao dịch được sửa sai các chi tiết giao dịch. Lỗi trong các dữ liệu giao dịch là một trong những chướng ngại chủ yếu trong việc thực hiện thanh toán đúng hạn nên việc sửa lỗi trong giao dịch phải thực hiện trước khi kết thúc ngày T+l theo khuyến nghị của G30.

Báo cáo giao dịch là sự thừa nhận pháp lí đầu tiên về giao dịch đã được thực hiện. Vì vậy các thơng tin chi tiết trong báo cáo giao dịch gửi cho tổ chức bù trừ phải đầy đủ để có thể mơ tả các đặc tính cơ bản của một giao dịch. Thông thường một báo cáo giao dịch sẽ bao gồm những thơng tin chính như: (1) Ai (Who) là các chủ thể có liên quan trong giao dịch, (2) Chứng khốn gì (What) đã được giao dịch và số lượng giao dịch, (3) Nơi (Where) thực hiện giao dịch (sở giao dịch hay thị trường OTC), (4) Khi nào (When) thỏa thuận xong giao dịch

(Trade Date) và khi nào thanh toán giao dịch (Settlement Date), (5) Tại sao (Why) giao dịch được thực hiện (loại giao dịch), (6) Giao dịch đươc thanh toán như thế nào.

Bước 2: Xác nhận giao dịch -

Trong bước này các chủ thể giao dịch có thể rà sốt và xác nhận các giao dịch trước khi thanh toán. Các ngân hàng, các tổ chức lưu kí và đại lí thanh tốn có thể sự dụng hệ thống xác nhận giao dịch để thông tin cho các bên liên quan đến thanh tốn. Nhóm G30 khuyến nghị, việc đối chiếu giao dịch nên thực hiện vào ngày T+l.

Bước 3: Bù trừ các giao dịch

Bù trừ các giao dịch là thủ tục cần thiết để tính tốn, xác định và phân bổ nghĩa vụ chuyển giao chứng khoán và thanh toán tiền của các .chủ thể tham gia vào ngày thanh toán. Bằng cách thiết lập các tài khoản tiền, chứng khốn và ghi nợ, ghi có vào các tài khoản thích hợp, việc bù trừ tiền và chứng khốn cho phép giảm thiểu khối lượng xử lí và mức độ rủi ro trong hệ thống thanh tốn.

Có hai loại bù trừ là bù trừ song phương và bù trừ đa phương. Bù trừ song phương là bù trừ chỉ giữa hai chủ thể, còn bù trừ đa phương là bù trừ giữa nhiều chủ thể tham gia giao dịch mua bán chứng khoán.

Bước 4: Thanh toán và chuyển giao chứng khoán

Trong trường hợp phải chuyển giao chứng khoán nhưng chưa có sẵn, thành viên thiếu chứng khốn được khuyến khích vay mượn chứng khoán để thanh toán đúng hạn.

Thời gian để hồn thành từng bước trong quy trình thanh tốn tùy thuộc vào các thị trường. Tuy nhiên theo khuyến nghị của nhóm G30, thời gian thanh tốn khơng nên chậm hơn T+3 ngày.

Ở Việt Nam, trước tháng 5 năm 2003, trong khuôn khổ của một TTCK sơ khai và nhỏ bé, chu trình thanh tốn được áp dụng trên TTCK là T+4. Từ tháng 5 năm 2003 đến nay, chu trình thanh tốn được rút gọn thành T+3.

khoản niêm yết tại SGDCK TPHCM

• Chu trình thanh tốn bù trừ đa phương áp dụng cho các chứng

Ngày Trách nhiệm của các bên có liên quan

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)