Vai trò của quản lí nhà nước đối với TTCK

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 132 - 135)

- Lợi nhuận chưa phân phối 2 Nguôn kinh phí và quỹ khác

14. Tông lợi nhuận kê toán trước thuê 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp

6.1.4. Vai trò của quản lí nhà nước đối với TTCK

- Định hừớng phát triển thị trường

TTCK giữ vai trò là kênh huy động và khơi thông các nguồn vốn để phục yụ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Sự vận động và phát triển của TTCK có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ổn định và phát triển bền vững của cả nền kinh tế. Nếu thiếu sự định hựớng của Nhà nước, quá trình xây dựng và phát triển TTCK có thể dẫn đến những sai lệch, không đúng hướng, không phù hợp- với quy mô và xu thế phát triển chung của nền kinh tế trong nước và thế giới, gây nên những ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội. Vì vậy, với vai trị là chủ thế quản lí, Chính phủ các nước, thơng qua cơ quan chức năng của mình thường xây dựng định hướng phát triển TTCK với những lộ trình cụ thể của từng giai đoạn, nhằm đảm bảo cho thị trường phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của quốc gia và khả năng hội nhập

quốc tế. Chiến lược phát triển TTCK là bản thiết kế tổng thể về TTCK trong tương lai, vì thế nó được coi là kim chỉ nam cho mọi hành động để hướng tới mục tiêu xây dựng một TTCK hoạt động công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả. Trên cơ sở chiến lược phát triển TTCK, bàng các chính sách, cơng cụ và biện pháp cụ thể, Nhà nước hướng dẫn và điều tiết các hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường nhằm bảo đảm thị trường phát triển theo đúng định hướng đã được xây dựng.

- Bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các thành viên tham gia thị trường

Chứng khốn là loại hàng hóa đặc biệt, chất lượng và giá trị thực của chứng khốn khơng biểu hiện ở bằng chứng pháp lí về nó mà phụ thuộc vào thực trạng và triển vọng của tổ chức phát hành. Ngoài ra, giá cả chứng khốn cịn bị chi phối bởi nhiều yếu tố như tình hình cung cầu, tâm lí và lịng tin của nhà đầu tư đối với TTCK... Sự tách rời giữa giá trị thực của chứng khoán với bằng chứng pháp lí về nó đã tạo nên tính phức tạp trong việc hình thành giá chứng khốn. Điều này tạo ra cơ sở cho sự xuất hiện các hành vi tiêu cực như đưa tin sai sự thật, đầu cơ, thao túng, mua bán nội gián... để bóp méo giá cả, cung cầu thị trường, nhằm trục lợi cá nhân, gây hỗn loạn thị trường. Khi áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, các kĩ thuật giao dịch trở nên phức tạp và trừu tượng. Các nhà đầu tư thơng thường khó có thể phát hiện được các hành vi gian lận vì độ tinh vi của nó. Mặt khác, do thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán khá hấp dẫn, nên khả năng xảy ra các hành vi gian Ịận và mức độ nghiêm trọng của nó càng lớn. Hậu quả của các hành vi'gian lận có thể làm cho các hoạt động trên thị trường bị hỗn loạn, mất ổn định, thậm chí bị đổ vỡ, gây tác động xấu đến cả nền kinh tế. Nhờ có quản lí nhà nước đối với TTCK mà hoạt động của thị trường được diễn ra cơng bàng, bảo đảm được quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia thị trường. Đặc biệt, đối với nhà đầu tư, nếu thị trường hoạt động không có sự quản lí, giám sát của Nhà nước thì khơng có gì để bảo đảm chắc chắn rằng,

các thơng tin trên thị trường là đày đủ, chính xác, kịp thời và do đó các quyết định mua bán mà nhà đầu tư đưa ra là khơng có cơ sở đáng tin cậy. Vì vậy, nhà đầu tư chỉ yên tâm khi có một chủ thể trung lập, khơng vì mục tiêu lợi nhuận đứng ra quản lí, giám sát q trình cung cấp thơng tin và các hoạt động trên thị trường nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực để bảo vệ quyền lợi họp pháp của họ. Chủ thể đó chỉ có thể là Nhà nước.

- Ngăn ngừa và kiểm sốt rủi ro có thể gây sụp đỗ thị trường

TTCK là một trong những lĩnh vực có nhiều rủi ro. Đối với những rủi ro đơn lẻ, cá biệt thì phạm vi ảnh hưởng của nó chỉ giới hạn ở một, hoặc một số loại chứng khốn có liên quan. Nhưng đối với rủi ro hệ thống thì phạm vi ảnh hưởng của nó là tồn bộ thị trường. Khi rủi ro hệ thống xảy ra thì sự lan truyền tác động của nó có thể phá.vỡ tính ổn định của thị trường và gây ra sự suy yếu, thậm chí là sự sụp đổ của thị trường. Nhờ có vai trị quản lí của Nhà nước, thơng qua các cơ quan chức năng của mình, thực hiện phân tích, cảnh báo sớm các nguy cơ đối với thị trường mà đã ngăn chặn, kiểm soát và chế ngự được các rủi ro, đảm bảo cho TTCK phát triển ổn định và bền vững.

Mặt khác, việc mở cửa TTCK để hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc cho phép các tổ chức cá nhân nước ngồi đầu tư vốn vào các loại chứng khốn và tham gia các hoạt động cung ứng dịch vụ chứng khoán. Hoạt động này mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, đặc biệt là hiện tượng rút vốn ồ ạt trên TTCK bằng cách bán tháo chạy khỏi các chứng khoán đang nắm giữ. Nhờ vai trị quản ĩí của Nhà nước đối với TTCK thơng qua việc xây dựng và ban hành chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài như quy định các ngành mà nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia, tỉ lệ chứng khoán nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài trong từng ngành... cho phép TTCK có thể hoạt động an tồn, hiệu quả mà vẫn đạt được các mục tiêu đề ra trong hội nhập quốc tế về lĩnh vực chứng khốn và TTCK.

Có thể nói rằng, Nhà nước giữ vai trị vơ cùng quạn trọng đối với quá trình hình thành, vận hành và phát triển của TTCK. Nhà nước không chỉ là “bà đỡ” khi kiến tạo các điều kiện và cơ sở cần thiết để hình thành và phát triển TTCK (đối với các nước mà Chính phủ chủ động thành lập TTCK), mà còn đặt ra “luật chơi” và quản lí, giám sát các hoạt động của “sân chơi” TTCK. Với vai trò như người chéo lái con thuyền thị trường chứng khoán, Nhà nước xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách và đề ra các biện pháp thúc đẩy thị trường này phát triển.

6.2. Bộ MÁY QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TTCK

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)