Khái quát về hoạt động thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 145 - 150)

- Lợi nhuận chưa phân phối 2 Nguôn kinh phí và quỹ khác

14. Tông lợi nhuận kê toán trước thuê 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp

6.4.1. Khái quát về hoạt động thanh tra, giám sát

TTCK là một thị trường bậc cao, một thị trường tự do nhất trong các loại thị trường. Vì vậy, để thị trường có thể phát huy một cách triệt để vai trị tích cực và hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực có thể xảy ra thì thanh tra, giám sát thị trường là hoạt động cần thiết khách quan.

• Mục tiêu của thanh tra, giám sát

Mục tiêu của thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng khốn khơng phải chỉ để trừng phạt những người vỉ phạm pháp luật, mà quan trọng hơn là để góp phần tạo mơi trường kinh doanh cơng

khai, cơng bằng, có hiệu quả và bảo vệ những người đàu tư. Hoạt động thanh tra, giám sát luôn quan tâm hướng tới việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, nhưng khơng thể xóa bỏ hết các rủi ro trên TTCK. Các rủi ro thường được tập trung ngăn chặn và xử lí trước hết là những nguy cơ rủi ro hệ thống, có thể làm suy yếu hệ thống tài chính, phá vỡ thị trường tổng thể, làm mất lịng tin của cơng chúng đầu tư.

Thanh tra chứng khoán hoạt động theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, cơng khai, dân chủ, kịp thời; không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra chứng khốn.

• Những nội dung chủ yếu cần thanh tra, giám sát

+ Một là, việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp

Trong lĩnh vực này, yêu cầu công tác thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng khoán tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Người phát hành chứng khốn: bao gồm các điều kiện, tiêu chuẩn để có thể cấp phép phát hành,

- Các thủ tục phát hành chứng khoán, - Thông tin trong bản cáo bạch,

- Quy định về công bố thông tin trước và sau khi phát hành,

- Các quy định về bảo vệ nhà đầu tư nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo, bảo vệ quyền lợi cổ đơng, chống hoạt động thâu tóm, sáp nhập...

+ Hai là, vấn đề giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp

Trong lĩnh vực này, yêu cầu công tác thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng khoán tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Trung tâm giao dịch chứng khoán: thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định về thành lập, tổ chức hoạt động của các trung tâm và SGDCK, các quy định về xác định giá, về hệ thống giao dịch, về thành viên và điều kiện trở thành thành viên của trung tâm và SGDCK.

- Tổ chức kinh doanh chứng khoán: thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về chế độ, điều kiện cấp phép kinh doanh, các quy định an toàn trong hoạt động kinh doanh, các quy định về chế độ báo cáo thông tin và về ban giám đốc, chức năng nhiệm vụ của tổ chức kinh doanh chứng khoán.

- Việc niêm yết và giao dịch chứng khoán tại trung tâm và SGDCK: thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện các loại chứng khoán được niêm yết và giao dịch trên thị trường.

- Quy định về hệ thống đăng kí, thanh tốn bù trừ, lưu giữ chứng khoán: thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về đăng kí, thanh tốn bù trừ, lưu giữ chứng khoán niêm yết, giao dịch trên thị trường.

+ Ba là, các hoạt động giao dịch trên thị trường tập trung

Trong lĩnh vực này, yêu cầu công tác thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật chứng khoán tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Giám sát theo dõi từng hoạt động giao dịch mua, bán từng loại chứng khoán, mức độ biến động tăng, giảm giá cả, khối lượng giao dịch để phát hiện các giao dịch khơng bình thường (bất thường, nghi ngờ).

- Tổ chức thanh tra nhằm phát hiện, xử lí các trường hợp giao dịch nội gián, hoặc thao túng thị trường, thao túng giá cả.

- Kiểm sốt tình trạng sở hữu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Thanh tra, giám sát các tin đồn có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Phạm vi của thanh tra chứng khoán bao gồm tất cả các hoạt động trên TTCK như: phát hành, niêm yết, giao dịch, thanh toán, lưu ký chứng khốn và cơng bố thơng tin,... Thanh tra chứng khốn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về CK & TTCK của tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan trong việc giám sát hoạt động phát hành, kinh doanh, giao dịch, công bố thông tin, đăng kí, lưu kí và thanh tốn bù trừ chứng khoán. Thực hiện các cuộc thanh tra cậc tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vi phạm. Kiến nghị với Chủ tịch UBCKNN thực hiện các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về CK & TTCK.

- Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

• Phương thức thanh tra chứng khốn

Hoạt động thanh tra chứng khoán được thực hiện bàng 2 phương thức: giám sát và thanh tra .

Yêu cầu đối với hoạt động giám sát là: dựa trên các hoạt động cụ thể, các số liệu, tài liệu báo cáo (tức là kết hợp cả giám sát tại chỗ và giám sát từ xa) để phân tích, đối chiếu với các quy định trong các văn bản pháp luật về CK & TTCK. Trên cơ sở đó đánh giá việc chấp hành pháp luật và sớm phát hiện các dấu hiệu thiếu sót hoặc vi phạm của các tố chức và cá nhân tham gia thị trường, đảm bảo được tính pháp lý của báo cáo kết quả giám sát. Đây là hoạt động cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Việc thanh tra được tiến hành căn cứ vào kết quả giám sát. Hoạt động thanh tra chứng khoán cần áp dụng cả 3 phương pháp: thanh tra định kỳ, thanh tra theo mục tiêu hay chủ điểm và thanh tra đột xuất để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm một cách có hiệu quả.

• Hệ thống tổ chức thanh tra chứng khoán

Hệ thống tổ chức thanh tra chứng khốn có thể được tổ chức theo các cấp độ sau:

- Thanh tra chứng khoán: là tổ chức thanh tra nhà nước chuyên ngành về CK & TTCK thuộc tổ chức bộ máy của cơ quan quản lí nhà nước.

- Trung tâm hoặc SGDCK: có trách nhiệm tổ chức một bộ phận để kiểm tra, giám sát các hoạt động giao dịch tại trung tâm hoặc SGDCK.

- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khốn: có trách nhiệm tổ chức thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ, để thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh của mình.

Có thể nói rằng: cơng tác thanh tra, giám sát thị trường được coi là một trong những khâu quan trọng, đảm bảo sự công bằng, công khai trong giao dịch, đảm bảo tính thống nhất của thị trường và lịng tin của công chúng đầu tư. Qua nghiên cứu hoạt động thanh tra, giám sát TTCK ở các nước cho thấy; để nâng cao chất lượng công tác giám sát cần phải giải quyết thoả đáng các vấn đề sau:

Một là, hệ thống giám sát phải được trao quyền lực hợp lý, có tính

độc lập cao và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật về thanh tra, giám sát.

Hai là, phải có hệ thống kiểm tra chéo lẫn nhau. Quy trình và kỹ

thuật thanh tra, giám sát thị trường phải được bí mật. Những kết quả xử lý các vụ vi phạm nghiêm trọng phải được công bố công khai đe làm bài học cho các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường, để công chúng cảnh giác với các đối tượng đã từng vi phạm pháp luật chứng khoán. Qua đó góp phần làm tăng lịng tin của cơng chúng đầu tư. Và đây chính là điều kiện về mặt tâm lý, đảm bảo cho sự hoạt động nhộn nhịp trên TTCK.

Ba là, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào công tác

thanh tra, giám sát thị trường. Đây là một đòi hỏi tất yếu của mọi loại hình kiểm tra, giám sát, bởi nó là nền tảng quan trọng để rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra.

Bổn là, đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát thị trường phải có đạo

đòi hỏi người kiểm tra phải được rèn luyện, thử thách và không ngừng bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời Nhà nước cũng phải có chế độ đãi ngộ một cách thích đáng để giúp họ có thể an tâm trong cơng việc của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 145 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)