Hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 150 - 159)

- Lợi nhuận chưa phân phối 2 Nguôn kinh phí và quỹ khác

14. Tông lợi nhuận kê toán trước thuê 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp

6.4.2. Hoạt động giám sát

Công tác giám sát TTCK dựa trên các hoạt động cụ thể, các số liệu, tài liệu báo cáo để phân tích, đối chiếu với các quy định trong văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK, sớm phát hiện các biểu hiện, dấu hiệu thiếu sót hoặc vi phạm của các tổ chức và cá nhân trong quá trình phát hành, niêm yết, cơng bố thơng tin, đăng kí và lưu kí, giao dịch và thanh tốn bù trừ chứng khốn...

6.4.2.1. Giám sát các tổ chức niêm yết • Nội dung giám sát

- Phân tích các yếu tố trong hồ sơ phát hành, hồ sơ niêm yết chứng khoán,

- Phân tích việc tuân thủ các yêu cầu về cơng bố thơng tin, - Phân tích tính khả mại của cổ phiếu, trái phiếu,

- Phân tích khả năng thanh toán gốc và lãi trái phiếu, cổ tức,

- Phân tích các sự việc xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến giá cả cổ phiếu, trái phiếu của công ty,

- Đánh giá các xu hướng của chứng khốn phát hành, niêm yết.

• Hồ sơ giám sát

+ Hồ sơ gốc:

- Quá trình thành lập của tổ chức niêm yết, các sự kiện đã xảy ra đáng chú ý,

- Quy mơ và uy tín của tổ chức niêm yết, tỉ lệ và số lượng cổ phiếu, trái phiếu do cơng chúng sở hữu,

- Tóm tắt các thông tin về những người đang điều hành tổ chức niêm yết,

- Tình hình tài chính và khả năng chi trả cổ tức, trả lãi trái phiếu trong các năm qua,

- Giá trị tài sản thuộc tổ chức niêm yết, tỷ trọng giá trị tài sản thuê, mượn (nếu có),

- Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chính sách tiếp thị và phân phối sản phẩm,

- Chiến lược phát triển và các phương án hoạt động trong tương lai,

- Các thông tin về tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành (bảo lãnh phát hành, ý kiến của kiểm toán...).

+ Các hồ sơ tài liệu theo dõi, phân tích việc duy trì các tiêu chuẩn niêm yết:

- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: tình trạng tài chính kể từ ngày chứng khốn được niêm yết,

- Việc duy trì và phát triển để đảm bảo tối thiểu tỉ lệ vốn cổ phần, trái phiếu của tổ chức niêm yết theo quy định quản lí hiện hành,

- Thực hiện chi trả cổ tức, lãi trái phiếu theo đúng nghĩa vụ đã cam-kết,

- Những tác động bởi các tranh chấp, kiện tụng (nếu có),

- Việc cơng bố thơng tin phải đảm bảo theo quy định hiện hành, - Tỷ trọng giao dịch của từng loại chứng khoán trong tổng giao dịch thị trường...

+ Các hồ sơ tài liệu để theo dõi hoạt động công bố thông tin: - Tổ chức lập hồ sơ theo dõi, giám sát hoạt động công bố thông tin,

- Tính pháp lí của thơng tin, nội dung, thời gian và phương tiện công bố thông tin,

- Công tác bảo quản lưu giữ các tài liệu công bố thông tin của tổ chức niê;n yết,

- Giám sát việc cung cấp thơng tin của tổ chức niêm yết phải chính xác, đầy đủ trên các phương tiện thông tin theo quy định,

- Giám sát việc công bố thông tin kịp thời nhanh chóng và khơng tạo ra các thơng tin mà người đầu tư có thể hiểu nhầm,

- Giám sát việc công bố thông tin đã đảm bảo được sự rộng rãi, công bằng, tất cả các nhà đầu tư đều nhận được lượng thông tin như nhau, kể cả số lượng và chất lượng thông tin.

6.4.2.2. Giám sát các hoạt động giao dịch tại các trung tâm và SGDCK

Công việc giám sát được thực hiện bằng việc sử dụng chương trình máy tính hỗ trợ, tìm kiếm những sai phạm trong giao dịch trên thị trường.

• Nội dung giám sát

- Phân tích từng hoạt động mua bán chứng khoán và mức độ tăng, giảm giá cả, khối lượng giao dịch để phát hiện các giao dịch bất thường,

- Tổ chức kiểm tra nhàm phát hiện các giao dịch nội gián, hoặc giao dịch thao túng thị trường, thao túng giá cả,

- Kiểm sốt tình trạng sở hữu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước,

- Điều tra các tin đồn có ảnh hưởng đến giá cả thị trường, - Đánh giá xu hướng phát triển của thị trường.

Trình tự giám sát

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, hoạt động giám sát các giao dịch chứng khoán phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và chặt chẽ; nói cách khác giám sát thực chất là công tác canh gác liên tục để bảo vệ thị trường chống lại các giao dịch nội gián và thao túng thị trường và phải tuân thủ theo trình tự sau:

- Giám sát, theo dõi các giao dịch chứng khoán. Đây là khâu đầu tiên của công tác giám sát thị trường, trước hết là để phát hiện các giao dịch khơng bình thường, đó là những giao dịch mà giá cả hoặc khối lượng giao dịch có sự biến động khơng giống như xu hướng được ghi nhận trước đó.

- Khi phát hiện được những giao dịch bất thường thì phải theo dõi riêng và ghi chép đầy đủ các thông tin như: giá cả, khối lượng giao dịch của mỗi loại chứng khoán, thời gian bắt đầu có sự biến động... và tiếp tục theo dõi một tuần, hai tuần hoặc lâu hon tùy theo từng trường hợp cụ thể.

• Phương pháp giảm sát

+ Theo khâu giám sát: có thể theo dõi qua hai khâu trực tuyến và không trực tuyến.

- Khâu theo dõi trực tuyến: là theo dõi diễn biến các giao dịch hiển thị trên hệ thống giao dịch liên tục qua các phiên giao dịch trong ngày.

- Khâu theo dõi khơng trực tuyến: là theo dõi sau khi đóng cửa, sử dụng kết quả giao dịch của ngày trước đó để phân tích và theo dõi tiếp theo.

+ Theo thời gian giám sát: có thể theo dõi giao dịch chứng khoán trong ngày và theo dõi giao dịch chứng khoán trong nhiều ngày.

- Theo dõi chứng khoán trong ngày

Sau khi phát hiện giao dịch khơng bình thường, hoặc loại chứng khốn có tin đồn trong phiên giao dịch, thanh tra viên theo dõi chứng khốn sẽ:

•/ u cầu cơng ty phát hành công bố thông tin và thu thập thơng tin để phân tích,

J Hoặc, quyết định để theo dõi thêm nhiều ngày,

J Hoặc, báo cáo ngay cho phòng giám sát thị trường, thanh tra

ƯBCKNN thực hiện thanh tra trực tiếp.

Những trường hợp thuộc diện phải công bố thơng tin:

J Khi giá chứng khốn hoặc khối lượng giao dịch ngoài mức

chuẩn đã định,

■S Khi giá giao dịch của một loại chứng khoán đạt tới mức giới

hạn sàn hoặc mức trần ngay trong ngày giao dịch,

J Khi có tin đồn về loại chứng khốn có giao dịch khả nghi,

J Chứng khốn đã bị đình chỉ giao dịch, chứng khốn mới phát

hành, chứng khốn có tin đồn phá sản, thay đổi ban điều hành, đình chỉ kinh doanh, sáp nhập, mua lại,

J Các trường hợp khác nếu xét thấy cần thiết.

Các trường hợp phải theo dõi nhiều ngày

< Chứng khốn được phát hiện có giao dịch khả nghi trong q trình theo dõi hàng ngày,

J Chứng khốn có tin đồn về phá sản, đình chỉ về sử dụng tài

khoản, bắt đầu quá trình tổ chức lại cơng ty...

•S Tiết lộ thơng tin về sáp nhập hoặc thâu tóm cơng ty.

- Theo dõi giao dịch chứng khốn trong nhiều ngày

Những giao dịch chứng khoán thuộc diện theo dõi trong nhiêu ngày là những giao dịch bị hệ thống giám sát trong ngày phát hiện là giao dịch khơng bình thường, thơng qua so sánh các tiêu thức về giá cả và khối lượng giao dịch, những giao dịch có tin đồn...

6.4.23. Giám sát cơng ty chứng khốn

Hoạt động giám sát cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lí quỹ bao gồm các cơng việc chủ yếu sau:

• Lập hồ sơ giám sát

- Ngày thành lập, quyết định thành lập, giấy phép hoạt động chứng khoán, nơi đặt trụ sở, ngày khai trương, ngày hoạt động chính thức,.

- Vốn tự có (vốn ban đầu, vốn điều lệ...), - Những lĩnh vực kinh doanh được cấp phép,

- Ban giám đốc và cán bộ nhân viên (theo dõi chi tiết từng cá nhân, theo mẫu lí lịch trích ngang, ngày quyết định bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ),

- Các chi nhánh, điểm giao dịch với khách hàng (ngày mở chi nhánh, điểm giao dịch, quyết định thành lập, địa điểm mở chi nhánh, điểm giao dịch),

- Đại diện của công ty tại sàn giao dịch (họ tên, số hiệu đại diện...),

Quản lí theo dõi những thay đổi hàng ngày của cơng ty chứng khốn:

- Những thay đổi về mục đích kinh doanh (nếu có), - Những thay đổi về đại diện tại sàn giao dịch,

- Những bổ sung, hoặc sửa đổi: điều lệ công ty, ban giám đốc, thay đổi bổ sung quy chế hoạt động kinh doanh của công ty, thay đổi trụ sở, vốn điều lệ, cổ đông lớn...

Quản lí theo dõi các vi phạm và hình thức xử phạt: - Cảnh cáo,

- Hạn chế giao dịch tại sàn giao dịch chứng khốn, - Đình chỉ giao dịch tại sàn giao dịch chứng khốn, - Đình chỉ tư cách thành viên (có thời hạn),

- Khai trừ tư cách thành viên.

• Phân tích tình hĩnh tài chính của cơng ty

- Phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh (hàng quý), - Phân tích khả năng thu nhập từng hoạt động: tự doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vạn đầu tư,

- Phân tích chất lượng tài sản có, -Vốn khả dụng...

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống giám sảt ÍTCK được xây dựng theo mơ hình giám sát hai cấp:

- Cấp giám sát thứ nhất: thông qua hệ thống giám sát giao dịch hàng ngày, SGDCK TPHCM và TTGDCK HN phát hiện các giao dịch bất thường, báo cáo ƯBCKNN theo dõi, kiểm tra và xử lí. Đồng thời SGDCK TPHCM và TTGDCK HN giám sát các CTCK thành viên và công ty niêm yết để đảm bảo sự tuân thủ của các tổ chức này 'đối với những quy định do SGDCK và TTGDCK ban hành thông qua

chế độ báo cáo, công bố thông tin và kiểm tra tại chỗ.

- Cấp giám sát thứ hai: UBCKNN giám sát sự tuân thủ Luật Chứng khoán và các văn bản dưới luật của mọi thành viên thị trường . Tại cấp giám sát của UBCKNN, nhiệm vụ cưỡng chế thực thi (xử phạt) do Thanh tra chứng khoán thực hiện và nhiệm vụ giám sát được thực hiện bởi 4 đơn vị chức năng dưới đây :

+ Ban quản lí kinh doanh: thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ quy định pháp luật để được cấp phép thành lập và hoạt động của các CTCK và các tổ chức cung cấp dịch vụ lưu kí chứng khốn.

+ Ban quản lí các cơng ty quản lí quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán: thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật để được cấp phép thành lập và hoạt động của các cơng ty quản lí quỹ đầu tư, các quỹ và các tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ.

+ Ban quản lí phát hành: thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ những quy định pháp luật về chào bán, công bố thông tin và quản trị công ty của các công ty đại chúng.

+ Ban giám sát TTCK: thực hiện nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của SGDCK TPHCM, TTGDCK HN và TTLKCK, đồng thời giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường của mọi đối tượng tham gia vào quá trìrih giao dịch chứng khốn.

Cơng tác giám sát giao dịch chứng khoán của UBCKNN cùng với hoạt động giám sát giao dịch tại SGDCK TPHCM, TTGDCK HN, kết hợp với việc kiểm tra tại các CTCK và các tổ chức, cá nhân liên quan nhằm xác định giao dịch bất thường, giao dịch có nghi vấn liên quan đến vi phạm pháp luật như thao túng giá, giao dịch nội gián, lừa đảo... UBCKNN cũng thực hiện những đợt kiểm tra theo định kì và theo chủ đề đối với việc mở tài khoản, đặt lệnh, giao dịch của nhà đầu tư tại CTCK nhằm: (1) Phát hiện những điểm bất cập trong việc tuân thủ quy định về giao dịch để cải thiện quy trình quản lí, giám sát; (2) Phát hiện hành vi vi phạm có kiến nghị xử lí; (3) Trao đổi thơng tin và hỗ trợ các thành viên thị trường thực hiện tốt hơn việc tuân thủ các quy định về giao dịch.

Khi phát hiện các vi phạm, các đơn vị chức năng nêu trên sẽ chuyển vụ việc cho Thanh tra Chứng khốn xử lí theo quy định của pháp luật. Mặc dù hoạt động giám sát TTCK Việt Nam hiện nay đã được thực hiện theo mơ hình 2 cấp: giám sát do SGDCK, TTGDCK thực hiện và giám sát của các đơn vị chuyên môn thuộc ƯBCKNN, tuy nhiên hiệu lực và hiệu quả giám sát của cạ hai cấp này còn chưa cao do một số tồn tại sau:

- Giữa hai cấp giám sát UBCKNN và SGDCK, TTGDCK chưa hình thành một quy trình giám sát đồng bộ, nhất qn, chưa có sự phân định rõ ràng về phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền của từng cấp. Do đó, để triển khai công tác giám sát thị trường một cách đồng bộ, cần thực hiện việc phân định chức năng giám sát giữa UBCKNN và SGDCK, TTGDCK một cách cụ thể.

- Công tác giám sát giao dịch tại SGDCK, TTGDCK chưa được thực hiện dựa trên những tiêu chí giám sát rõ ràng và khơng có sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin giám sát tự động, dẫn đến tình trạng chỉ phát hiện được những vi phạm đon giản, dễ thấy như vi phạm chế độ công bố thông tin, vi phạm quy chế giao dịch của SGDCK, TTGDCK mà chưa phát hiện một cách hiệu quả và kịp thời những giao dịch có dấu hiệu bất thường, có thể nghi vấn là hành vi lạm dụng thị trường.

- Công tác giám sát thị trường cịn thủ cơng, chủ yếu dựa trên chế độ báo cáo định kì, chưa thực hiện được cơng tác kiểm tra một cách khách quan, giám sát dựa trên các tiêu chí và phân tích các yếu tố rủi ro. Công tác giám sát giao dịch của nhà đầu tư nước ngồi khá lỏng lẻo, dẫn đến khó kiểm sốt được luồng vốn, việc rửa tiền, thao túng thị trường...

- Giám sát của UBCKNN chủ yếu dựa trên những báo cáo định kì và bất thường của SGDCK, TTGDCK, do đó cũng chỉ có thể xử lí được những vi phạm đon giản như vi phạm chế độ công bố thông tin. Việc phát hiện ra những vi phạm tinh vi hơn như giao dịch nội gián, thao túng giá và thị trường dựa trên việc theo dõi, phân tích và điều tra về những diễn biến giao dịch bất thường cịn hạn chế. Việc thanh tra và xử lí những vụ việc nghiêm trọng như giao dịch nội gián, thao túng thị trường chủ yếu xuất phát từ các khiếu nại, tố cáo.

- Chức năng giám sát của đơn vị thuộc UBCKNN chưa được quy định một cách chi tiết, cụ thể. Công tác giám sát được thực hiện dàn

trải, theo từng nhóm đối tượng và từng đối tượng quản lí, chưa mang tính tổng thể, tập trung và chun mơn hóa, chưa có đon vị thực hiện chức năng giám sát chuyên biệt. Thiếu sự phối kết hợp giữa các đơn vị trong hoạt động giám sát, tạo nên sự cục bộ và không bảo đảm được tính tổng thể của hoạt động giám sát TTCK.

Đe nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát TTCK, việc tiếp tục hồn thiện khung pháp lí, hồn thiện mơ hình và hiện đại hóa hệ thống giám sát TTCK, nâng cao trình độ cho cán bộ giám sát là những giải pháp quan trọng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 150 - 159)