Tên gọi và mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 135 - 141)

- Lợi nhuận chưa phân phối 2 Nguôn kinh phí và quỹ khác

14. Tông lợi nhuận kê toán trước thuê 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp

6.2.1. Tên gọi và mô hình tổ chức

Việc thiết lập bộ máy quản lí nhà nước về CK & TTCK là quá trinh xây dựng hệ thống các cơ quan nhà nước có chức quản lí lĩnh vực CK & TTCK, quy định tên gọi, chức năng, nhiệm vụ cụ thể, cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động của cơ quan này cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lí.

Tên gọi của cơ quan quản lí nhà nước đầu ngành về CK & TTCK

Thực tế tổ chức quản lí nhà nước đối với TTCK ở các nước trên the giới cho thấy, mặc dù tồn tại một số tên gọi khác nhau theo yếu tố lịch sử và các chức năng quản lí đối với các lĩnh vực khác có liên quan như ủy ban giám quản chứng khoán (Trung Quốc), ủy ban chứng khoán và giao dịch (Mĩ, Ba Lan...), ủy ban .giám sát tài chính (Nhật Bản), Ban giám sát thị trường vốn (Indonesia)... song tên gọi phổ biến của cơ quan này là ửy ban chứng khoán và giao dịch, hay ủy ban chứng khoán (Securities Exchange Commission - SEC).

Các mơ hình tổ chức cơ quạn quản lí nhà nước đầu ngành về CK& TTCK

Mơ hình tổ chức cơ quan quản lí nhà nước đối với TTCK ở mỗi quốc gia được xây dựng trên cơ sở đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử và thể chế nhà nước của quốc gia đó. Tuy nhiên có thể khái quát thành 3 dạng mơ hình cơ bản sau:

- Mơ hĩnh trực thuộc

Đây là mơ hình trong đó cơ quan quản lí nhà nước đầu ngành về CK & TTCK được tổ chức như là một Vụ, Cục trực thuộc một bộ như trực thuộc Bộ Kinh tế - Tài chính, Bộ Kinh tế - Thương mại, Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương. Trước đây mơ hình này tồn tại khá phổ biến ở giai đoạn đầu phát triển TTCK của nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... nhưng hiện nay phần lớn các nước đã khơng duy trì mơ hình này nữa, mơ hình này chỉ cịn tồn tại ở rất ít nước như Indonesia, Singapore, Việt Nam. Mơ hình trực thuộc có ưu điểm: tạo ra sự thống nhất và phối họp dễ dàng giữa các bộ phận của bộ chủ quản để hỗ trợ cho công tác quản lí thị trường, tận dụng được quyền lực và sức mạnh của bộ chủ quản để triển khai các chương trình thúc đẩy TTCK phát triển. Tuy nhiên, mơ hình này có một số nhược điểm là khả năng phối hợp của UBCK với các bộ, ngành bị hạn chế, quá trình soạn thảo ban hành các vãn bản pháp luật về CK & TTCK và việc ra các quyết định quản lí thị trường phải qua nhiều thủ tục, tàng nấc quản lí nên mất nhiều thời gian, tính độc lập trong quản lí và giám sát thị trường bị hạn chế do lệ thuộc khá nhiều vào bộ chủ quản, tính năng động và hiệu quả trong quản lí và điều hành TTCK bị hạn chế.

- Mơ hình độc lập

Đây là mơ hình trong đó cơ quan quản lí nhà nước đầu ngành về CK & TTCK được tổ chức dưới dạng là một Hội đồng tương đối độc lập bao gồm các thành viên kiêm nhiệm đại diện cho các bộ, ngành có liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Trung ương... Hội đồng này có trách nhiệm báo cáo lên bộ trưởng một bộ, chẳng hạn như Bộ Kinh tế - Tài chính hay Bộ Tài chính. Khơng giống như một đơn vị quản lí hành chính tuân thủ chế độ thủ trưởng, hoạt động của hội đồng được thực hiện theo chế độ bỏ phiếu trong đó Chủ tịch hội đồng chỉ đại diện cho một phiếu bầu. Dưới hội đồng có văn phịng UBCK chun trách để triển khai các quyết nghị của Hội đồng và điều hành các cơng việc hàng ngày. Chủ nhiệm văn phịng là thành viên

của Hội đồng, chủ tịch Hội đồng có thể là Bộ trưởng Bộ Tài chính, hoặc là một thành viên Chính phủ được phê chuẩn của Thủ tướng, hoặc Tổng thống. Mơ hình này tồn tại tương đối phổ biến ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Mơ hình này có một số ưu điểm như: UBCK nhận được sự phối hợp và hỗ trợ tương đối thuận lợi của các bộ, ngành có liên quan vì có các quan chức đại diện cho các bộ, ngành liên quan tham gia Hội đồng chứng khoán; các quyết định về chính sách vĩ mơ đối với TTCK mang tính khách quan vì có sự tham gia đóng góp của nhiều bộ, ngành; văn phịng điều hành có khả năng giám sát, điều hành thị trường một cách thường xuyên và chuyên nghiệp; tính độc lập và chủ động trong quản lí, giám sát thị trường cao hơn so với mơ hình trực thuộc. Tuy nhiên, mơ hình này cũng có một số hạn chế, đó là: hoạt động của Hội đồng chứng khốn khơng thường xuyên, mối liên kết giữa các thành viên dưới hình thức hội đồng thường không chặt chẽ do thành viên hội đồng chỉ là kiêm nhiệm cùng với các chức vụ quan trọng ở các bộ, ngành khác; việc ra quyết định quản lí thường chậm do văn phịng UBCK phải báo cáo và thông qua Hội đồng; nếu không được trả thù lao, hoặc trả khơng thỏa đáng thì các thành viên hội đồng thiếu động lực để dành tâm huyết cho cơng việc kiêm nhiệm này; tính năng động và hiệu quả quản lí TTCK đã được cải thiện so với mơ hình trực thuộc song vẫn cịn hạn chế.

- Mơ hình độc lập hồn tồn

Đây là mơ hình trong đó cơ quan quản lí nhà nước đầu ngành về CK & TTCK được tổ chức dưới dạng một hội đồng tương tự như mơ hình độc lập kể trên, nhưng hoàn toàn độc lập với các cơ quan khác thuộc Chính phủ. UBCK được điều hành bởi một Hội đồng chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng, hoặc Tổng thống và Quốc hội, hoàn toàn độc lập trong chỉ đạo và điều hành thị trường. Các thành viên trong Hội đồng do Thủ tướng hoặc Tổng thống bổ nhiệm, trên cơ sở sự chấp thuận của Quốc hội qua hình thức bỏ phiếu tín nhiệm và những người này chịu trách nhiệm điều hành UBCK theo nhiệm kì nhất định. Đây là mơ hình tổ chức khá phổ biến hiện nay (Đức, Pháp,

Trung Quốc, Ba lan, Mĩ...), đồng thời cũng là mơ hình có kha năng hoạt động hồn thiện hon cả. Mơ hình này có nhiều ưu điểm như: thẩm quyền và trách nhiệm quản lí trong ngành được tập trung đầy đủ, không bị chia sẻ với các bộ, ngành khác; thẩm quyền cũng được đề cao hon so với các mơ hình khác, cơ quan quản lí đầu ngành TTCK được trực tiếp báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, hoặc Tổng thống và Quốc hội nên hiệu lực quản lí trong phạm vi tồn bộ nền kinh tế cao hơn; có thể chủ động hơn trong việc ban hành các văn bản pháp luật chuyên ngành và đưa ra các quyết định quản lí, giám sát thị trường; tính độc lập và năng động trong các hoạt động được đề cao. Tuy nhiên, mơ hình này cũng có nhược điểm là nếu cơ quan quản lí khơng đủ mạnh sẽ không phát huy được sự phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành để quản lí và phát triển TTCK, mặt khác tổ chức bộ máy của ủy ban sẽ phức tạp và cồng kềnh hơn.

Trong các mô hình tổ chức quản lí TTCK hiện nay, mơ hình của Mĩ được đánh giá là hiện đại và hoàn hảo nhất, phù hợp với quy mơ và trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung, TTCK nói riêng. Mơ hình tổ chức cơ quan quản lí đầu ngành TTCK ở Mĩ thể hiện sự chun mơn hóa và tính độc lập rất cao. Bên cạnh ủy ban chứng khốn và giao dịch, cịn có ủy ban hợp đồng tương lai. Tương tự như Cục dự trữ liên bang và Ngân hàng Trung ương, UBCK có tính độc lập tương đối với Chính phủ để phát huy sự năng động và bảo vệ lợi ích của cơng chúng đầu tư.

Trên đây là ba mơ hình tổ chức phổ biển của cơ quan quản lí Nhà nước về CK & TTCK. Mỗi mơ hình đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội, lịch sử và thực trạng phát triển TTCK của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể mà lựa chọn một mơ hình tổ chức phù hợp. Tuy vậy, bước đi phổ biến ở nhiều nước (Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản...) cho thấy: ban đầu các nước này thường lựa chọn mơ hình trực thuộc, khi TTCK phát triển đến một trình độ nhất định thì chuyển sang mơ hình độc lập, sau cùng sẽ tiến tời mơ hình độc lập hồn tồn.

Ở Việt Nam, mơ hình ban đầu về tổ chức và quản lí TTCK được mơ phỏng theo hình 6.1. Mơ hình này cho thấy, UBCKNN là cơ quan quản lí độc lập đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Trong cơ cấu lãnh đạo của ƯBCKNN có sự tồn tại của hội đồng chứng khoán, bao gồm các ủy viên kiêm nhiệm là các Thứ trưởng của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Ke hoạch & Đầu tư, phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Mục đích chính của mơ hình tổ chức UBCKNN có các ủy viên kiêm nhiệm là tạo ra sự phối họp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan của Chính phủ trong quản lí nhà nước về CK & TTCK, có nhiệm vụ chủ yếu là quản lí và giám sát các hoạt động của TTGDCK, cấp phép và giám sát quá trình phát hành chứng khốn ra cơng chúng của các tổ chức phát hành, cấp phép và giám sát quá trình niêm yết chứng khốn của các tổ chức niêm yết, cấp phép thành lập và giám sát quá trình hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ.

Với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách tài chính, Bộ Tài chính tham gia quản lí TTCK thông qua việc ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về chính sách thuế, chế độ kế tốn, tài chính đối với TTGDCK, các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán, các tổ chức kinh, doanh dịch vụ chứng khoán, ban hành và hướng dẫn chính sách thuế đối với nhà đầu tư.

Hình 6.1: Mơ hình tổ chức bộ máy quản lí nhà nước đối với

TTCK VN giai đoạn đầu

Ưu điểm của mô hình tổ chức này là đã tạo ra một vị thế độc lập và thẩm quyền tương đối cao cho cơ quan quản lí nhà nước đầu ngành về TTCK, tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là chưa tạo ra sự phối kèt họp hiệu quả giữa UBCKNN với các bộ, ngành có liên quan. Mặt

khác, giai đoạn đầu quy mơ TTCK Việt Nam cịn q nhỏ bé, hoạt động khá sơ khai nên mơ hình tổ chức này thực sự chưa phù hợp và không mang lại hiệu quả quản lí như mong muốn.

Để khắc phục nhược điểm của mơ hình ban đầu về quản lí và tổ chức TTCK Việt Nam, đồng thời thúc đẩy TTCK phát triển, mơ hình tổ chức quản lí TTCK Việt Nam đã có sự thay đổi (hình 6.2). Ngày 19/2/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP về việc chuyển ƯBCKNN vào Bộ Tài chính.

Hình 6.2: Mơ hình hiện tại về tổ chức bộ máy quản lí nhà nước

đối vói TTCK VN

Việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính đã tạo ra một sự thay đổi căn bản trong mơ hình quản lí nhà nước đối với TTCK. Theo mơ hình này, Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với UBCKNN. ƯBCKNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm, trước Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lí nhà nước về CK & TTCK, trực tiếp quản lí, giám sát hoạt động của TTCK, quản lí các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực CK & TTCK theo quy định của pháp luật.

Mơ hình hiện tại về tổ chức bộ mầy quản lí nhà nước đối với TTCK VN có một số ưu, nhược điểm sau:

về ưu điểm:

- Xóa. bỏ tình trạng tồn tại nhiều đầu mối quản lí nhà nước đối với

vào một đầu mối, đó là Bộ Tài chính; nhờ đó phát huy được sức mạnh tổng họp của Bộ Tài chính để thống nhất quản lí và thúc đẩy TTCK phát triển.

- Tạo ra được sự phối hợp hiệu quả giữa UBCKNN với các Vụ, Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ Tài chính. Các chính sách tài chính liên quan do các bộ phận khác, thuộc Bộ Tài chính soạn thậo sẽ được ban hành một cách đồng bộ, thống nhất, từ đó hạn chế tình trạng khơng ăn khớp giữa các chính sách gây khó khăn, trở ngại trong q trình quản lí và phát triển thị trường.

Vê nhược điêm:

- Làm giảm tính độc lập, hạn chế quyền hành và tính chủ động của UBCKNN trong thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với TTCK; gia tăng tính phức tạp về thủ tục hành chính dẫn đến một số trở ngại như làm chậm q trình ban hành chính sách, chế độ quản lí và phát triển thị trường vì phải qua nhiều tầng nấc quản lí...

- Giảm địa vị pháp lí của UBCKNN, giảm tính chủ động và hiệu quả của quá trình phối hợp giữa UBCKNN với các bộ, ngành vì UBCKNN khơng cịn là cơ quan cấp bộ...

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 135 - 141)