Chủ thể, nội đung và các phương pháp quản lí nhà nước đối vói TTCK

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 124 - 128)

- Lợi nhuận chưa phân phối 2 Nguôn kinh phí và quỹ khác

14. Tông lợi nhuận kê toán trước thuê 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp

6.1.2. Chủ thể, nội đung và các phương pháp quản lí nhà nước đối vói TTCK

đối vói TTCK

6.I.2.I. Chủ thể quản lí nhà nước đổi với TTCK

Tham gia quản lí nhà nước đối với TTCK có thể bao gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau. Mỗi cơ quan liên quan giữ một vai trò, vị trí nhất định đối với q trình phát triển của TTCK. về nguyên tắc, các hoạt động quản lí nhà nước phải được tiến hành trên cơ sở pháp lí nhất định. Cơ quan lập pháp (Quốc hội) giữ vai trị là chủ thể thơng qua và ban hành các đạo lúật làm căn cứ chung nhất để thực hiện các hoạt động quản lí TTCK. Cơ quan hành pháp (Chính phủ) chịu trách nhiệm ban hành các văn bản dưới luật, tổ chức các hoạt động quản lí nhà nước đối với TTCK trên cơ sở các văn bản pháp luật đã được cơ

quan lập pháp ban hành. Với thẩm quyền của mình, Chính phủ các nước thường thành lập và giao chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan chuyên quản để triển khai các hoạt động quản lí TTCK. Bên cạnh đó, Chính phủ cịn có thể giao nhiệm vụ cho một số bộ, ngành có liên quan như Bộ Kinh tế, Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương... tham gia thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước theo từng mảng hoạt động có liên quan đến lĩnh vực CK & TTCK. Tuy nhiên, cơ quan quản lí chuyên ngành CK & TTCK là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các hoạt động quản lí nhà nước đối với TTCK.

6.1.2.2. Nội dung quản lỉ nhà nước đổi với TTCK

Quản lí nhà nước đối với TTCK bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng và ban hành các cơ sở pháp lí cho hoạt động của TTCK

Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm triển khai việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật cần thiết cho lĩnh vực chứng khoán và TTCK như các quy định về phát hành chứng khoản ra công chúng; niêm yết, đăng kí và giao dịch chứng khốn; cơng bố thơng tin, lưu kí và thanh tốn bù trừ; kinh doanh và đầu tư chứng khốn; mơ hình tổ chức thị trường; thanh tra, giám sát TTCK... Đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng, bởi nó chính là nền tảng pháp lí để triển khai và quản lí các hoạt động của thị trường. Khơng có cơ sở pháp lí, các cơ quan quản lí nhà nước khơng thể triển khai thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Bởi vậy, trước khi một văn bản pháp lí được phê duyệt và ban hành, cơ quan soạn thảo văn bản thường tranh thủ sự đóng góp ý kiến của đơng đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà tổ chức quản lí thị trường và các chủ thể khác có liên quan đến TTCK để đảm bảo một số yêu cầu cơ bản cùa việc ban hành các chính sách pháp luật, đó là: tính đồng bộ, tính ổn định, tính khả thi, phù' hợp với điều kiện thực tế của mỗi quốc gia và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế...

- Quản lí các chủ thể tham gia và có liên quan đẻn TTCK

Mọi chủ thể tham gia và có liên quan đến TTCK đều thuộc đối tượng quản lí của Nhà nước. Các cơ quan quản lí nhà nước, ngồi việc ban hành các chính sách đối với các đối tượng tham gia TTCK, cịn có trách nhiệm thực hiện những thủ tục hành chính cần thiết theo quy định của pháp luật (cấp phép hoạt động, cấp giấy chứng nhận đăng kí phát hành...), đồng thời giám sát quá trình tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia và có liên quan đến TTCK để đảm bảo tính nghiêm minh của việc thực thi pháp luật; ngăn ngừa, phát hiện và xử lí kịp thời những trường hợp vi phạm pháp luật.

- Quản lí các hoạt động của TTCK

Ngoài việc xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các chính sách và biện pháp cụ thể để thành lập và đưa thị trường vào hoạt động, các cơ quan quản lí nhà nước về CK & TTCK cịri có chức năng thanh tra, giám sát các hoạt động phát hành, đăng kí, niêm yết, giao dịch, cơng bố thơng tin, thanh toán bù trừ chứng khoán... Đây là hoạt động hết sức cần thiết để ngăn chặn và phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm, những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ gây khủng hoảng thị trường; để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể tham gia, đồng thời đảm bảo cho thị trường vận hành trôi chảy. Ket quả hoạt động thanh tra và giám sát còn là những minh chứng quan trọng để đánh giá tính đúng, đủ, đồng bộ và hiệu quả của các văn bản pháp Ịí đã ban hành, làm cơ sở thực tiễn để điều chỉnh, bổ sung chính sách pháp luật về CK & TTCK.

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển TTCK

Xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển TTCK là một trong những nội dung quan trọng của quản lí nhà nước đối với TTCK. Để thực hiện tốt nội dung này, Chính phủ các nước thường tổ chức những cơ quan, hoặc bộ phận chuyên trách đảm nhiệm chức năng quản lí và phát triển thị trường. Trên cơ sở chiến lược phát triển thị trường đã được Chính phủ phê duyệt, các cơ quan chức năng này

cịn có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch với những lộ trình và bước đi thích hợp cho từng giai đoạn phát triển củá TTCK, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy TTCK phát triển theo hướng đi đã lựa chọn. Thực hiện tốt nội dung quản lí này cũng đồng nghĩa với việc Nhà nước đã thực hiện tốt chức năng điều tiết và định hướng phát triển thị trường nói chung, TTCK của mỗi quốc gia nói riêng.

6.1.2.3. Phương pháp quản lí nhà nước đổi với TTCK

Trong quản lí kinh tế nói chung, quản lí TTCK nói riêng, Nhà nước thường sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:

- Nhóm phương pháp hoạch định'. Nhà nước xác định phương

hướng, mục tiêu, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển TTCK cho từng giai đoạn phát triển nhất định. Các phương pháp này có ưu điểm giúp Nhà nước có thể chủ động quản lí TTCK trong mọi thời kì khác nhau, nhưng hạn chế của nó là khó có thể dự đốn hết được các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, nên đôi khi không đủ khả năng và điều kiện khả thi để thực hiện đúng kế hoạch đã định, hoặc có thể.kìm hãm sự phát triển của thị trường do việc ban hành chính sách thực hiện kế hoạch không theo kịp những diễn biến của thị trường...

- Nhóm phương pháp hành chính: là những phương pháp trong đó

Nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính mang tính bắt buộc để trực tiếp tác động lên đối tượng quản lí nhằm đạt được các mục tiêu đã đê ra. Ưu diêm của các phương pháp này là tính hiệu lực của quản lí rất cao bởi các mệnh lệnh hành chính thường được chấp hành nghiêm chỉnh, và do đó nó có tác động nhanh chóng đến tình hình thị trường; song nhược điểm là tạo ra sự xơ cứng trong hệ thống quản lí TTCK và đơi khi nếu biện pháp quản lí khơng hợp lí, đi ngược lại với các quy luật của nền kinh tế thị trường có thể dẫn đến những tác động thái q, ngồi mong muốn.

- Nhóm phương pháp kỉnh tế: là những phương pháp trong đó Nhà

nước tác động vào đối tượng quản lí thơng qua các lợi ích kinh tế, từ đó đối tượng quản lí sẽ phải lựa chọn phương án có lợi nhất cho mình.

Nhà nước vận dụng các quy luật kinh tế để tác động lên đối tượng quản lí theo mục tiêu đã xác định. Ưu điểm của các phương pháp nậy là các tác động quản lí khơng bằng mệnh lệnh hành chính mà bàng lợi ích kinh tế, từ đó đối tượng quản lí có quyền lựa chọn phương án hoạt động vừa bảo đảm lợi ích riêng của họ, vừa hướng theo lợi ích chung của quốc gia. Đây là phương pháp quản lí khá linh hoạt và mềm dẻo, song cũng có nhược điểm là tính hiệu lực khơng cao, các tác động đến tình hình thị trường có thể chậm, hoặc rất chậm bởi vì các biện pháp này khơng mang tính bắt buộc.

- Nhỏm phương pháp giáo dục: là các phương pháp trong đó Nhà

nước tác động vào nhận thức, tình cảm của con người nhàm nâng cao tính tự giác và lịng say mê, nhiệt tình lao động của họ. Thực chất của các phương pháp này là Nhà nước vận dụng quy luật tâm lí đê quản lí TTCK. Các phương pháp này có ưu điểm là đề cao tính tự trọng, tự giác và niềm tự hào nghề nghiệp của mỗi con người, song hạn chế là phạm vi, điều kiện áp dụng và tính hiệu lực của phương pháp này nhìn chung cịn thấp.

Thơng thường, trong quản lí TTCK, Chính phủ các nước đều sử dụng tồng hợp các phương pháp nêu trên. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện, hồn cảnh cụ thể và trình độ phát triển của mỗi thị trường mà cần có sự linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp quản lí. Khơng có quy tắc chung trong mức độ sử dụng các phương pháp quản lí cho mọi tình huống. Để quản lí nhà nước đối với TTCK phát huy tốt nhất tính hiệu lực và hiệu quả của nó, ngồi trình độ và kiến thức về phương pháp quản lí, tài tiên liệu, khả năng dự báo, dự đoán và nghệ thuật quản lí riêng của nhà quản lí có vai trị vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 124 - 128)