- Lợi nhuận chưa phân phối 2 Nguôn kinh phí và quỹ khác
14. Tông lợi nhuận kê toán trước thuê 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp
6.1.1. Mục đích, yêu cầu của quản lí nhà nước đối vói TTCK
TTCK là một thị trường bậc cao, một thị trường tự do nhất trong các loại thị trường. Vì vậy, không thể phủ nhận những ưu thế vượt trội của TTCK như: khả năng tự điều tiết thông qua các quy luật vốn có của thị trường; kích thích áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, thúc đẩy tăng'năng suất lao động, có tính năng động và linh hoạt cao... Tuy nhiên, TTCK cũng có những hạn chế của nền kinh tế thị trường, đó là: có thể bị khủng hoảng do xảy ra những mất cân đối kéo dài; các hành vi tiêu cực, vấn đề suy thoái đạo đức nghề nghiệp, các hiện tượng gian lận, lừa đảo, trốn thuế... nảy sinh do mục tiêu chạy theo lợi nhuận.
'Lí thuyết kinh tế học hiện đại cũng đã chỉ ra rằng: nhược điểm của nền kinh tế thị trường không thể tự điều chỉnh, không thể tự khắc phục các khuyết tật vốn có của nó. Do đó, hầu hết các nhà kinh tế học hiện đại đều cho rằng: nền kinh tế thị trường vẫn cần có sự quản lí và điều tiết của Nhà nước ở một mức độ nhất định, để khắc phục các nhược điểm cố hữu của nền kinh tế thị trường. Nói cách khác, ngoài sự điều chỉnh nền kinh tế bằng “bàn tay vơ hình” - kinh tế thị trường vẫn cần có sự điều tiết của “bàn tay hữu hình” - sự quản lí và 'điều tiết của Nhà nước, nhàm tạo ra sự tương tác tích cực đối với quá trình kinh tế - xã hội. Trên thực tế, tùy theo tình hình phát triển cùa nền kinh tế thị trường nói chung, TTCK ở mỗi quốc gia nói riêng, Chính phủ các nước đều can thiệp vào thị trường bằng những phương pháp và công cự nhất định, nhàm tạo ra sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
Mục tiêu tổng quát trong quản lí nhà nước đối với TTCK là tạo ra một thị trường hoạt động ổn định và phát triển bền vững, phát huy tốt nhất vai trò của nó đối với q trình phát triển kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, quản lí nhà nước đối với TTCK cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, đảm bảo tính cơng khai và trung thực của thị trường
TTCK chỉ có thể hoạt động ổn định và phát triển bền vững khi các thông tin cung cấp và các giao dịch trên thị trường bảo đảm được tính cơng khai, chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời và minh bạch. Bởi vì, đây chính là cơ sở giúp cho tổ chức phát hành và nhà đầu tư có được những quyết định phát hành và đầu tư đúng, giúp các tổ chức kinh doanh chứng khốn có được những kết quả phân tích và dự báo chính xác..’. Việc đáp ứng các yêu cầu này cịn có tác dụng ngăn chặn, hạn chế và kiểm soát các hành vi tiêu cực như gian lận, lừa đảo, lũng đoạn thị trường, mua bán nội gián... gây tác động xấu đến sự ổn định và phát triện lành mạnh của TTCK. Để thực hiện tốt yêu cầu này, hoạt động quản lí nhà nước phải bảo đảm xây dựng và bản hành được một hệ thống văn bản pháp luật về thông tin thị trường đầy đủ, chuẩn hóa cách tính tốn các chỉ tiêu phải cơng bố thơng tin, có chế tài xử phạt mạnh, đủ sức răn đe những tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm...
Thứ hai, đảm bảo tính cơng bằng và bình đẳng trên thị trường
Tính mâu thuẫn về quyền lợi và sự cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia TTCK có thể dẫn đến những hoạt động thiếu lành mạnh trên thị trường. Để góp phần tạo ra sự ổn định, năng động và phát triển bền vững của TTCK thì phải bảo đảm được tính cơng bằng và bình đẳng giữa các chủ thể của thị trường. Muốn vậy, hoạt động quản lí nhà nước, thơng qua việc ban hành các chính sách và hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có quyền bình đẳng như nhau trong tham gia hoặc rút vốn khỏi thị trường, bình đẳng trong tiếp nhận thơng tin, bình đẳng trong đặt lệnh mua bán và được đổi xử công bàng trong q trình thực hiện lệnh của các cơng ty
chứng khốn, bảo đảm sự bình đẳng giữa các cơng ty niêm yểt, giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ... Sự bình đẳng này phải nằm trong khn khổ pháp luật và hướng tới lợi ích chung của nền kinh tế.
Thứ ba, đảm bảo tính hiệu quả của thị trường
Hiệu quả hoạt động của TTCK được thể hiện qua chi phí, khả năng huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, tính thanh khoản của thị trường... Thị trường được đánh giá là hoạt động có hiệu quả khi các giao dịch trên thị trường được thực hiện với chi phí thấp, thị trường phát huy tốt các chức năng, huy động và phân phối vốn, đảm bảo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán. Đe thực hiện được các yêu cầu này, quản lí nhà nước phải bảo đảm việc cung cấp thông tin về CK & TTCK được thực hiện một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác làm cơ sở cho việc định giá chứng khoán; các quy luật của thị trường phải được tôn trọng. Đồng thời, việc sử dụng các cơng cụ và biện pháp quản lí để tác động, can thiệp vào thị trường cần có sự cân nhắc, tính tốn cẩn thận; tránh khuynh hướng sử dụng các biện pháp trái quy luật và can thiệp thơ bạo bằng những biện pháp hành chính có thể đưa đến những hậu quả xấu cho thị trường và cả nền kinh tế - xã hội.