XÂY DỰNG, BAN HÀNH CÁC CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ỴÀ CÁC CÔNG cụ QUẢN LÍ KHÁC

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 142 - 145)

- Lợi nhuận chưa phân phối 2 Nguôn kinh phí và quỹ khác

14. Tông lợi nhuận kê toán trước thuê 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp

6.3, XÂY DỰNG, BAN HÀNH CÁC CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ỴÀ CÁC CÔNG cụ QUẢN LÍ KHÁC

LUẬT ỴÀ CÁC CƠNG cụ QUẢN LÍ KHÁC

Chính sách, pháp luật và các cơng cụ quản lí khác là những yếu tố quan trọng của một hệ thống quản lí, quyết định tính hiệu lực và hiệu quả của quản lí. Do đó, để thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với TTCK, nhà nước phải xây dựng và ban hành hệ thống chính sách, pháp luật và các cơng cụ quản lí CK & TTCK.

Pháp luật về CK & TTCK là những quy định của Nhà nước được thể chế hóa thành các văn bản pháp luật làm cơng cụ để Nhà nước quản lí các hoạt động về CK & TTCK. Các quy định trong các văn bản pháp luật mang tính bắt buộc đối với tất cả các chủ thể liên quan, cho nên nó có tính hiệu lực cao nhất trong các cơng cụ quản lí của Nhà nước. Điều này cũng khẳng định rằng pháp luật là công cụ số một trong quản lí nhà nước đối với nền kinh tế - xã hội nói chung, TTCK nói riêng.

Để quản lí TTCK, ngồi các văn bản pháp lí có phạm vi áp dụng đối với mọi lĩnh vực kinh doanh, Nhà nước còn phải ban hành các văn bản pháp lí chuyên ngắph về lĩnh vực CK & TTCK, các chính sách đối với các chủ thể tham gia và liên quan đến sự hoạt động của TTCK. Đối với các đối tượng cần khuyến khích phát triển, Nhà nước thường ban hành và sử dụng các chírih sách khuyến khích, ưu đãi như chính sách ưu đãi thuế đối với các CTCK, tổ chức niêm yết, nhà đầu tư... Đối với các hành vi mà nếu xảy ra nó có thể gây nên những tác động không tốt cho nền kinh tế, cho TTCK thì Nhà nước ban hành và áp dụng các chính sách xử phạt thích hợp.

Cấu trúc khung phảp lí về CK & TTCK ở mỗi nước có thể khác nhau, nhưng nhìn chung nó được cấu thành bởi 2 nhóm văn bản:

+ Nhóm văn bản pháp luật chung có liên quan đến lĩnh vực CK & TTCK

Đây là những văn bản pháp luật mà nội dung chính của các văn bản này tập trung điều chỉnh các lĩnh vực khác trong nền kinh tế - xã hội, song có tham gia điều chỉnh một số khía cạnh có liên quan đến lĩnh vực CK & TTCK.

Ở Việt Nam hiện nay, các văn bản pháp luật thuộc nhóm này bao gồm:

- Các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán: Luật doanh nghiệp ị Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định 187/2004/NĐ-CP

- Các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh hoạt động tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán: Luật Tổ chức Nhà nước, Luật Tổ chức Chính phủ, Pháp lệnh Cơng vụ, Cơng chức, Luật xử phạt vi phạm hành chính, Luật khiếu nại tố cáo, Luật Thanh tra, Luật chống tham nhũng...

- Các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh hoạt động của các tổ chức trung giạn trên thị trường: Bộ Luật dân sự, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Phá sản doanh nghiệp, các luật thuế...

- Các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh hoạt động của bên nước ngoài: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp...

- Các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh các hành vi bị cấm, hoạt động thanh tra, giám sát, giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm trên TTCK: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật xử phạt vi phạm hành chính, Luật khiếu nại tố cáo, Luật Thanh tra, Luật chống tham nhũng...

- Các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh hoạt động của cơ quan quản lí nhà nước đầu ngành CK & TTCK: Luật Tổ chức Nhà nước, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật xử phạt vi phạm hành chính, Luật khiếu nại tố cáo, Luật Thanh tra, Luật chống tham nhũng-...

+ Nhóm văn bản pháp luật chuyên ngành CK & TTCK

Đây là những văn bản pháp luật mà nội dung chính của chúng tập trung điều chỉnh lĩnh vực CK & TTCK. Thuộc nhóm văn bản này thường bao gồm:

- Các văn bản pháp lí về phát hành chứng khốn ra cơng chúng, - Các văn bản pháp lí về niêm yết và đăng kí giao dịch,

- Các văn bản pháp lí về giao dịch chứng khốn, - Các văn bản pháp lí về cơng bố thơng tin,

- Các văn bản pháp lí về đăng kí, lưu kí và thanh tốn bù trừ, - Các văn bản pháp lí về tổ chức hoạt động của công ty chứng khốn, cơng ty quản lí quỹ đầu tư...

- Các văn bản pháp lí về tổ chức và quản lí thị trường, - Các văn bản pháp lí về thanh tra, giám sát.

Ở Việt Nam hiện nay, các văn bản pháp luật chuyên ngảnh CK & TTCK do Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN đã ban hành là khá nhiều, trong đó văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất là Luật Chứng khốn của Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế - tài chính, các văn bản pháp lí liên quan đến lĩnh vực CK & TTCK cịn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, khung pháp lí chưa đủ mạnh để quản lí và phát triển TTCK. Mặt khác, giữa các văn bản pháp luật chuyên ngành CK & TTCK. với các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh lĩnh vực ,CK & TTCK vẫn còn tồn tại những điểm thiếu thống nhất, mâu thuẫn, gây khó khăn cho q trình triển khai, thực hiện.

Cùng với các chính sách, pháp luật, Nhà nước cịn sử dụng các cơng cụ khác để quản lí TTCK nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Trong một số tình huống cụ thể, Nhà nước có thể phải sử dụng những

công cụ để can thiệp, điều tiết TTCK để góp phần tạo ra sự ổn định và phát triển bền vững của thị trường. Thuộc các cơng cụ này là quỹ bình ổn TTCK, các biện pháp kích cung và cầu trên thị trường... Đây là những cơng cụ quản lí khá mềm dẻo và linh hoạt so với các chính sách, pháp luật. Tuy nhiên, các công cụ này không phải lúc nào cũng được sử dụng mà tùy thuộc vào từng tình huống thị trường và mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn để Nhà nước triển khai, áp dụng.

Trong quản lí nhà nước đối với TTCK, mỗi cơng cụ quản lí có vị trí và tác dụng nhất định. Tùy theo tình hình thực tế của thị trường, Nhà nước có thể lựa chọn những cơng cụ’ thích hợp để đạt được mục tiêu quản lí. Chính sách, pháp luật là những cơng cụ quản lí được sử dụng thường xun, bởi những ưu việt về tính hiệu lực và phạm vi tác động của nó, cịn các cơng cụ quản lí khác thường được Nhà nước sử dụng linh hoạt hơn trong những tình huống nhất định, về nguyên tắc, các cơng cụ qn lí TTCK cần được sử dụng phối hợp nhịp nhàng để tạo ra kết quả tối ưu trong quản lí, tránh sự thiếu đồng bộ và khơng thống nhất giữẵ các cơng cụ quản lí dẫn đến những xung đột giữa chúng làm giảm hiệu quả quản lí.-

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 142 - 145)