Hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 159 - 165)

- Lợi nhuận chưa phân phối 2 Nguôn kinh phí và quỹ khác

14. Tông lợi nhuận kê toán trước thuê 15 Thuế thu nhập doanh nghiệp

6.4.3. Hoạt động thanh tra

6.4.3.1. Thanh tra, kiểm tra tổ chức niêm yết

• Những trường hợp phải tổ chức thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra đổi với tẻ chức niêm yết

- Khi có kiện cáo, khiếu nại tổ chức niêm yết và các tổ chức có liên quan khơng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết,

- Khi có những tin đồn hoặc-những thơng tin mà tổ chức niêm yết không xác nhận hoặc không công bố thông tin,

- Khi tổ chức niêm yết không tuân thủ thực hiện chế độ báo cáo và công bố thông tin theo quy định,

- Khi tổ chức niêm yết có những thiệt hại do các sự kiện xảy ra.

Các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra

- Việc tuân thủ chế độ công bố thông tin cho công chúng đầu tư theo quy định,

- Tính pháp lí, tính chính xác của thơng tin cơng bố ra cơng chúng, - Kiểm tra xác minh những thông tin sai sự thật, trái ngược nhau, hoặc phủ nhận thông tin đã công bố trước đó, hoặc cơng bố làm thay đổi nội dung thơng tin quan trọng.

Ĩ.4.3.2. Thanh tra các giao dịch bất thường

Thanh tra các giao địch bất thường chỉ thực hiện khi giám sát thị trường phát hiện đầy đủ các dấu hiệu vi phạm giao dịch. Trong quá trình thanh tra, các thành viên có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu, chứng từ, sổ sách kế toán chứa đựng thông tin về các giao dịch của những nhà đầu tư có liên quan. Các tư liệu, tài liệu phục vụ cơng tác thanh tra các giao dịch có nghi vấn bao gồm:

- Hồ sơ đăng kí phát hành và hồ sơ niêm yết,

- Những thông tin bổ sung về đợt phát hành mới (nếu có),

- Các thơng tin, tài liệu về giao dịch bất thường trong thời gian được chọn là cơ sở điều tra xác minh,

- Biểu đồ giá cả, khối lượng giao dịch, tỉ lệ tham gia giao dịch vượt các tiêu chí giám sát quy định,

- Những giao dịch mua bán và thanh toán có sự giống nhau giữa các tài khoản của nhà đầu tư,

- Dữ liệu tin đồn,

- Đữ liệu về công bố thơng tin cả đột xuất và định kì, - Các tài liệu khác có liên quan.

Từ các tài liệu đó, tổ chức điều tra xác minh:

- Kiểm tra số lượng chứng khoán tổ chức phát hành đã phát hành, - Phân tích diễn biến của chỉ số giá cả và khối lượng giao dịch của chứng khoán cần điều tra,

- Kiểm tra, phân tích việc cơng ty mơi giới thành viên và nhà đầu tư tham gia giao dịch loại chứng khốn khả nghị, tập trung phân tích những công ty môi giới thành viên và nhà đầu tư có tham gia giao dịch với khối lượng lớn đối với loại chứng khốn khả nghi,

- Kiểm tra phân tích xác định nguyên nhân có sự thay đổi về giá cả và khối lượng giao dịch hàng ngày trong suốt thời gian được chọn làm cơ sở kiểm tra đối với các giao dịch khả nghi.

Trong trường hợp, kết quả giám sát cho kết luận có dấu hiệu giao dịch nội gián thỉ tập trung phân tích các mối quan hệ và các thông tin sau:

- Mối quan hệ giữa những người nắm được thông tin nội bộ của tổ chức phát hành,

- Mối quan hệ qua lại giữa những nhà đầu tư lớn có sự giống nhau giữa các tài khoản,

- Những hành động mua bán tập trung khối lượng lớn,

- Những biến động giá và giao dịch với khối lượng lớn đáng chú ý trước ngày công bố thơng tin,

- Những giao dịch có dấu hiệu vi phạm khác.

Ĩ.4.3.3. Thanh tra, kiểm tra cơng ty chứng khốn

Việc thanh tra, kiểm tra CTCK nhằm bảo vệ quyền lợi các nhà đâu tư, bảo đảm hoạt động kinh doanh của CTCK thực hiện theo đúng pháp luật, đồng thời duy trì tính trung thực, cơng bằng của những hợp đồng giữa khách hàng với CTCK. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra cịn góp phần đánh giá đúng thực trạng kinh doanh và tình hình tài chính, qua đó giúp cơng ty có cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp bảo đảm ổn định tình hình tài chính và khả năng thanh toán, nâng cao chất lượng hiệu quả kinh doanh. Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, hoạt động thanh tra đối với CTCK phải được thực hiện theo định kì, trong những trường họp cần thiết sẽ thanh tra đột xuất.

• Thanh tra, kiểm tra về tính chất hoạt động chứng khốn

- Thanh kiểm tra việc chấp hành chế độ mở và quản lí tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng.

- Kiểm tra tính chuẩn mực của hoạt động mơi giới và tự doanh. - Kiểm tra nghĩa vụ thu thập và quản lí thông tin về khách hàng. - Kiểm tra việc tuân thủ quy tắc về mơi giới và tự doanh...

Thanh tra, kiểm trữ các hành vi không công bằng

- Kiểm ưa việc thu phí và lệ phí của khách hàng vượt tỉ lệ quy định. - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về xác nhận kết quả giao dịch cho khách hàng (tính đầy đủ, kịp thời của thơng báo xác nhận kết quả giao dịch).

- Kiểm tra các hành vi ép buộc khách hàng giao dịch chứng khoán (nếu có phát sinh).

- Kiểm tra việc tạo áp lực, vận động, xúi dục khách hàng đầu cơ...

Thanh tra, kiểm tra về tình hình tài chính

- Kiểm tra, phân tích tỉ lệ vốn khả dụng tại thời điểm thanh toán theo quy định và so sánh, đối chiếu với các kì trước đỏ..

- Kiểm tra, phân tích các tỉ lệ tham gia đầu tư vốn theo mức quy định.

- Kiểm tra, phân tích chất- lượng đầu tư chứng khốn tự doanh. - Phân tích các nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, tư vấn niêm yết, phát hành, tái cơ cấu tài chính...

- Kiểm tra tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, cổ đơng, trái chủ...

Thanh tra, kiểm tra cơng tác kế toán

- Kiểm tra việc mở sổ sách hạch toán, ghi chép, lưu trữ chứng từ... - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và hạch toán kế tốn. - Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, kịp thời và cân đối kế tốn.

• Thanh tra, kiểm tra cơng tác kiểm toán và kiểm soát nội bộ

- Kiểm tra việc chấp hành cơng tác kiểm tốn, kiểm sốt nội bộ của công ty.

- Kiểm tra chất lượng, hiệu quả của cơng tác kiểm sốt nội bộ. - Kiểm tra mối quan hệ, hợp tác giữa kiểm toán nội bộ và kiểm tốn bên ngồi và các cơ quan quản lí nhà nước...

Trên cơ sở kết quả thanh tra, kỉểm tra giám sát, tùy theo mức độ vi phạm của các đối tượng vi phạm mà có các chế tài, hình thức xử lí vi phạm cụ thể.

Ở Việt Nam hiện nay, công tác thanh tra trong lĩnh vực CK & TTCK tập trung theo các định hướng chính: thanh tra theo kế hoạch, định kì; thanh tra theo chủ đề và thanh tra, kiểm tra đột xuất. Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau như SGDCK và TTGDCK, tổ chức niêm yết, cơng ty đại chúng, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lí quỹ, các tổ chức và cá nhân là nhà đầu tư trên TTCK.

- Đối với SGDCK và TTGDCK: tập trung thanh tra, kiểm tra về công tác xét duyệt niêm yết, các hoạt động giao dịch và công bố thông tin giao dịch trên SGD & .TTGDCK.

- Đối với tổ chức niêm yết, công ty đại chúng: công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện chủ yểu qua theo dõi, giám sát để đánh giá việc tuân thủ cảc qụy định pháp luật về chào bán chứng khốn ra cơng chúng, mua bán lại cổ phiếu, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tính- khả thi trong việc thực hiện dự án sử dụng nguồn vốn huy động từ đợt phát hành, công bố thơng tĩn...

- Đối với cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lí quỹ: cơng tác thanh tra được thực hiện chủ yếu thông qua công tác giám sát, kiểm tra từ xa hoặc trực tiếp để đánh giá tình trạng tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ, khách hàng...

- Đối với các tổ chức, cá nhân là nhà đau tư trên TTCK: công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện chủ yếu thông qua cơng tác kiểm tra, giám sát từ xa; qua đó phát hiện tổ chức, cá nhân nhà đầu tư có dấu hiệu vi phạm quy định giao dịch chứng khốn, có hành vi thao túng thị trường, hoặc giao dịch nội gián.

Dựa trên kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm, UBCKNN sẽ tổ chức thanh tra bất thường, kiểm tra sâu để làm rõ và xử lí vi phạm theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thị trường chứng khoán: Phần 2 - PGS.TS. Đinh Văn Sơn, PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Liên (Trang 159 - 165)