Mối quan hệ giữa sự hiện diện có tác động tích cực đến giá trị cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trải nghiệm du lịch với công nghệ thực tế ảo giá trị nhận thức, giá trị cảm xúc và ý định hành vi của khách du lịch đối với điểm đến trường hợp nghiên cứu tại TP HCM (Trang 40 - 41)

2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5. Các giả thuyết nghiên cứu

2.5.2. Mối quan hệ giữa sự hiện diện có tác động tích cực đến giá trị cảm xúc

đối với trải nghiệm du lịch VR

Sự liên quan đến cảm xúc, là một yếu tố đóng góp đáng kể cho trải nghiệm về sự hiện diện không gian (Huang và Alessi, 1999). Một nghiên cứu điều tra các hành vi tiêu dùng khối lạc trong mơi trường ảo đa người dùng 3D cho thấy sự liên quan đến cảm xúc là một yếu tố quan trọng để hiểu trải nghiệm của người dùng liên quan đến bản chất giải trí của thế giới ảo (Saeed và cộng sự, 2009). Trong du lịch VR, nhận thức lớn hơn về sự tham gia cảm xúc khi trải nghiệm một trang web du lịch 3D có tương quan với ý định hành vi lớn hơn đến thăm điểm đến (Huang và cộng sự, 2013). Mức độ liên quan đến cảm xúc được cung cấp bởi một hệ thống VR là một yếu tố ảnh hưởng đến cảm giác thực tế của người dùng (Baños và cộng sự, 2004). Trong bối cảnh của các hoạt động du lịch VR, sự tham gia cảm xúc được khái niệm hoá bằng cách cảm nhận sự đắm chìm, ấn tượng và liên kết với các hoạt động du lịch (Huang và cộng sự, 2013). Nghiên cứu của Riva và cộng sự (2007) đã phân tích khả năng sử dụng VR như một phương tiện cảm xúc và mối quan hệ giữa sự hiện diện và cảm xúc, các kết quả đã xác nhận tính hiệu quả của VR như là một phương tiện cảm xúc: Phương tiện tương tác có thể tạo ra cảm xúc cụ thể ở người dùng (sự tương tác trực tiếp giữa hai trạng thái lo lắng và thư giãn) trong môi trường ảo. Nghiên cứu của Wirth (2012) cũng chỉ ra rằng sự tham gia cảm xúc và sự hấp thụ đặc điểm góp phần vào sự hình thành hiện diện khơng gian. Về cấu trúc của giá trị cảm xúc, Lowry và cộng sự (2013) định nghĩa sự thích thú có tác động quan trọng đến người chơi trị chơi trực tuyến và đóng một vai trị quan trọng trong việc dự đốn ý định hành vi của người tiêu dùng VR đến thăm một điểm đến (Huang và cộng sự, 2015). Quan trong hơn, trong số khách du lịch VR, cảm giác hiện hiện trong trải nghiệm VR có tác động tích cực đến việc tận hưởng trải nghiệm VR (Tussyadiah và cộng sự, 2018). Draper và cộng sự (1998) cho rằng sự hiện diện được định nghĩa là một loại trải nghiệm dịng chảy đặc biệt xảy ra trong q trình có sự tương tác ở khoảng cách khác nhau tương tự như một hệ thống “điều khiển từ xa”, Hoffman và Novak (1996) đã đưa ra giả thuyết rằng trong mơi trường qua trung gian máy tính, sự hiện diện dẫn đến sự chú ý

nhiều hơn và nhiều dòng chảy hơn, Novak và cộng sự (2000) đã đồng ý với giả định này. Weibel và cộng sự (2008) cũng đã tìm thấy mối tương quan tích cực giữa sự hiện diện và dòng chảy. Trong các cộng đồng du lịch ảo, dịng chảy đóng vai trị chính trong chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, sự hài lịng, độ dính và truyền miệng (Gao và cộng sự, 2017). Trong bối cảnh công nghệ du lịch kỹ thuật số, khái niệm trạng thái dòng chảy là sự quyến rũ, đắm chìm và hấp thụ.

Nghiên cứu này đo lường giá trị cảm xúc bao gồm sự thích thú, và trạng thái dịng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trải nghiệm du lịch với công nghệ thực tế ảo giá trị nhận thức, giá trị cảm xúc và ý định hành vi của khách du lịch đối với điểm đến trường hợp nghiên cứu tại TP HCM (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)