Mối quan hệ giữa giá trị nhận thức đến ý định hành vi trong du lịch VR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trải nghiệm du lịch với công nghệ thực tế ảo giá trị nhận thức, giá trị cảm xúc và ý định hành vi của khách du lịch đối với điểm đến trường hợp nghiên cứu tại TP HCM (Trang 41 - 42)

2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5. Các giả thuyết nghiên cứu

2.5.3. Mối quan hệ giữa giá trị nhận thức đến ý định hành vi trong du lịch VR

đối với trải nghiệm VR liên quan đến du lịch. Do đó, dựa vào những lập luận trên, giả thuyết sau đây được phát biểu:

H2: Sự hiện diện có tác động tích cực đến giá trị cảm xúc đối với trải nghiệm du lịch VR.

2.5.3. Mối quan hệ giữa giá trị nhận thức đến ý định hành vi trong du lịch VR VR

Niềm tin nhận thức dựa trên đánh giá của khách hàng về năng lực, tính tồn vẹn và độ tin cậy, khách hàng tin tưởng hơn vào các nhà cung cấp đáng tin cậy và làm tăng khả năng tham gia vào CEBs (Zhu và cộng sự, 2013). Trong bối cảnh đánh giá toàn diện về chất lượng nhà hàng, Jang và Namkung (2009) đã khái niệm ý định hành vi như ý định ghé thăm, bao gồm quay lại một địa điểm, giới thiệu địa điểm cho bạn bè và nói những điều tích cực về địa điểm này. Dacko (2016) cho rằng một phần của chiến lược dịch vụ sáng tạo, dịch vụ tăng cường dựa trên AR cung cấp cho các công ty phương tiện để đạt được kết quả hành vi khách hàng thuận lợi (VD: hành vi mua hàng, truyền miệng) và nâng cao lợi nhuận của họ. Trong các hoạt động VR liên quan đến du lịch, Huang và cộng sự (2013) đánh giá ý định hành vi như thu thập thêm thông tin, quan tâm đến việc viếng thăm, xem xét lại ý định và đề xuất các hoạt động VR. Từ góc độ du lịch VR, ý định tham quan được đo lường bằng cách nhắm mục tiêu hành vi đến thăm điểm đến trong tương lai, điều này đã được xác thực trong các nghiên cứu trước đây về ý định của khách du lịch đến thăm hoặc viếng thăm lại điểm đến trong tương lai (Tussyadiah và cộng sự, 2018).

Tổng quan về các nghiên trước, trong các hoạt động về du lịch VR, khách du lịch tiềm năng nhận thức được sự hữu ích (giá trị nhận thức) có tác động tích cực đến ý định hành vi của họ viếng thăm điểm đến được thể hiện trong VR (Huang và cộng sự 2013, 2016). Đối với các di sản văn hố đồng sáng tạo giá trị thơng qua các ứng dụng VR giúp nâng cao trải nghiệm của khách du lịch, tạo ra ý định tích cực và xem xét lại ý định (Jung và tom Dieck, 2017). Vì vậy, nghiên cứu này giả định rằng khi có thái độ tích cực hay giá trị nhận thức sau khi đã trải nghiệm sự hiện diện đối với điểm đến điều này ảnh hưởng đến ý định hành vi đến thăm điểm đến được thể hiện trong VR. Qua đó giả thuyết H3 được đề xuất:

H3: Giá trị nhận thức có tác động tích cực đến ý định hành vi đối với trải nghiệm du lịch VR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trải nghiệm du lịch với công nghệ thực tế ảo giá trị nhận thức, giá trị cảm xúc và ý định hành vi của khách du lịch đối với điểm đến trường hợp nghiên cứu tại TP HCM (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)