2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.2. Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính
Đối tượng được mời tham gia thảo luận trực tiếp là 5 nhân viên văn phòng và 5 sinh viên tại Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM.
Đa phần ý kiến đóng góp đều đề nghị điều chỉnh từ ngữ sau khi đã Việt hoá, bám sát theo thực tế của công nghệ thực tế ảo, và trải nghiệm du lịch của Việt Nam để khách hàng có thể hiểu và trả lời chính xác nội dung của câu hỏi khảo sát.
Kết quả nghiên cứu định tính
Thang đo sự hiện diện không gian (SPATIAL PRESENCE) được kế thừa từ nghiên cứu của Wirth (2007) bao gồm: Tự nhận thức vị trí (SPSL) có 07 biến quan sát và hành động giả định (SPPA) có 06 biến quan sát. Thang đo giá trị nhận thức (COGNITIVE) có 04 biến quan sát, thang đo giá trị tình cảm (AFFECTIVE) được thể hiện ở sự thích thú (ENJOYMENT)có 04 biến quan sát, và trạng thái dòng chảy (FLOW STATE) có 04 biến quan sát. Cả hai thang đo giá trị nhận thức và giá trị cảm xúc đều được kế thừa của (Kim và Lee, 2019). Thang đo ý định hành vi (BEHAVIORAL INTENTION) bao gồm 2 thành phần: Truyền miệng (WOM) của Hilken (2017) có 03 biến quan sát và ý định viếng thăm (VISIT INTENTION) của Kim và Lee (2019) có tổng số biến quan sát là 7. Tất cả các thang đo đều được giữ nguyên số biến quan sát.
Để đảm bảo tính dễ hiểu, rõ ràng khơng gây nhầm lẫn cho người nhận khảo sát, 10 người được chọn để phỏng vấn sâu và trả lời thử các câu hỏi trong bảng khảo sát nghiên cứu định lượng sơ bộ. Nội dung bảng câu hỏi khảo sát này sẽ gồm 2 phần:
Phần 1: Khảo sát mức độ đồng ý đối với mỗi câu hỏi khảo sát Phần 2: Thông tin chung cá nhân của người được khảo sát
Người tham gia khảo sát sẽ được hỏi về mức độ rõ ràng và ý nghĩa của các câu hỏi, sau đó cho nhận xét về tính phù hợp của các câu hỏi so với trải nghiệm cũng như hành vi trong thực tế của bản thân người nhận khảo sát và điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh Việt Nam.