Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trải nghiệm du lịch với công nghệ thực tế ảo giá trị nhận thức, giá trị cảm xúc và ý định hành vi của khách du lịch đối với điểm đến trường hợp nghiên cứu tại TP HCM (Trang 52 - 55)

2. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu định lượng

3.3.1. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức, các thang đo, khái niệm nghiên cứu cần được kiểm định sơ bộ để xác định những sai sót của bảng câu hỏi khảo sát và kiểm tra thang đo. Một thang đo được xem là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo, nghĩa là phương pháp đo lường đó khơng có sai lệch hệ thống, cũng như sai lệch ngẫu nhiên. Kết quả của nghiên cứu định lượng sơ bộ là xây dựng được bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức. Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu sơ bộ được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo sát được điều chỉnh và bổ sung từ nghiên cứu định tính trước đó.

Phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu định lượng sơ bộ là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, với kích thước 50 quan sát. Đối tượng khảo sát là sinh viên tại trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM. Để thực hiện nghiên cứu này trong bối cảnh sử dụng VR cá nhân, ứng dụng Youtube và video 3600 đảo Maldives, người tham gia trải nghiệm VR trong 2.35 phút sau một thời gian ngắn làm quen với thiết bị. Sau khi trải nghiệm VR, tất cả những người tham gia được yêu cầu hoàn thành bảng câu hỏi. Dựa vào dữ liệu thu thập được tiến hành kiểm định sơ bộ thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tuy nhiên, theo nguyên tắc thì thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.8 là thang đo được đánh giá tốt, thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 có thể sử dụng cho nghiên cứu. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thơng qua hệ số tương quan so với biến tổng (Corrected item – Total correlation) phải ≥ 0.3 là đạt yêu cầu.

Phân tích EFA là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 2010). Hai mục tiêu chính của phân tích EFA: xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng đến một tập các biến đo lường và xác định cường độ mối quan hệ giữ những nhân tố với từng biến đo lường. Điều kiện để phân tích EFA là phải thoả mãn các yêu cầu: hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) cần đạt giá trị > 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011) và kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (Sig.<0.05).

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha: Bảng 3.6 cho các biến quan sát đều có

hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 và các hệ số tương quan biến đều đạt tiêu chuẩn (>0.3)

Bảng 3.6: Tóm tắt kiểm định độ tin cậy thang đo

Khái niệm Số biến quan sát Conbach’s Alpha Hệ số tương quan

biến tổng nhỏ nhất SPSL 7 0.90 0.57 (SPSL1) SPPA 6 0.92 0.67 (SPPA2) COG 4 0.78 0.36 (COG4) ENJOY 4 0.88 0.57 (ENJOY4) FLOW 4 0.81 0.603 (FLOW1) WOM 3 0.88 0.703 (WOM1) INT 4 0.90 0.71 (INT1)

Do đó thang đo cho các khái niệm “Vị trí tự nhận thức”, “Hành động giả định”, “Giá trị nhận thức”, “Sự thích thú”, “Trạng thái dịng chảy”, “Truyền miệng”, “Ý định viếng thăm” đều đạt yêu cầu và các biến quan sát của các thang đo này sẽ được sử dụng cho phân tích EFA (Bảng 3.7)

Kết quả EFA cho các thành phần có trong mơ hình: Bảng 3.7 cho thấy các

yếu tố “Tự nhận thức vị trí”, “Hành động giả định”, “Giá trị nhận thức”, “Sự thích thú”, “Trạng thái dịng chảy”, “Truyền miệng”, “Ý định viếng thăm” đều có điểm dừng khi Eigenvalue đều > 1 và các thang đo của các nhân tố này đều có hệ số tải nhân tố > 0.50. Trong đó, thang đo “Giá trị nhận thức” với biến quan sát COG4 có có hệ số tải nhân tố 0,4, theo (Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì thang đo này chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Kim và Lee (2019) có ý nghĩa, vì thế tác giả giữ lại để tiếp tục phân tích trong phần nghiên cứu chính thức.

Do đó, tất cả các biến quan sát của thang đo “Vị trí tự nhận thức”, “Hành động giả định”, “Giá trị nhận thức”, “Sự thích thú”, “Trạng thái dòng chảy”, “Truyền miệng”, “Ý định viếng thăm” đều sẽ được giữ nguyên như thang đo đề xuất ban đầu và tiếp tục dùng cho phần nghiên cứu chính thức.

Bảng 3.7: Kết quả phân tích EFA sơ bộ

Biến quan sát Nhân tố

SPSL SPPA COG ENJOY FLOW WOM INT

SPSL1 0.63 SPSL2 0.78 SPSL3 0.82 SPSL4 0.82 SPSL5 0.70 SPSL6 0.78 SPSL7 0.75 SPPA1 0.76 SPPA2 0.69 SPPA3 0.92 SPPA4 0.84 SPPA5 0.89 SPPA6 0.81

COG1 0.67 COG2 1.00 COG3 0.74 COG4 0.41 ENJOY1 0.87 ENJOY2 0.94 ENJOY3 0.84 ENJOY4 0.58 FLOW1 0.60 FLOW2 0.63 FLOW3 0.85 FLOW4 0.81 WOM1 0.75 WOM2 0.89 WOM3 0.88 INT1 0.75 INT2 0.89 INT3 0.85 INT4 0.86 Eigenvalue 4.00 4.05 2.16 2.66 2.14 2.13 2.83 Phương sai trích % 57.25 67.52 54.09 66.60 53.42 71.00 70.72 Cronbach’s Alpha 0.90 0.92 0.78 0.88 0.82 0.88 0.90

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trải nghiệm du lịch với công nghệ thực tế ảo giá trị nhận thức, giá trị cảm xúc và ý định hành vi của khách du lịch đối với điểm đến trường hợp nghiên cứu tại TP HCM (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)