Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công khi triển khai dự án ERP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thành công khi triển khai các dự án ERB tại công ty TNHH dicentral việt nam (Trang 36 - 40)

1.2.1 Khái niệm về ERP CSF

Sự xuất hiện lần đầu của các CSF trong tài liệu hệ thống thông tin bắt nguồn từ nghiên cứu tiên phong của Rockart (1979). Các CSF được định nghĩa là “số lượng giới hạn các lĩnh vực mà, nếu chúng được thỏa mãn, sẽ đảm bảo thành công cho sự vận hành mang tính cạnh tranh của một tổ chức. Có vài lĩnh vực trọng yếu mà ở đó mọi thứ phải được thực hiện đúng để doanh nghiệp kinh doanh phát triển”

CSF – Critical Success Factor – Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thành công – đây là một thuật ngữ quản lý diễn giải những thành phần, nhân tố cần thiết và có ảnh hưởng lớn đến sự thành cơng của một đối tượng nào đó. ERP CSF chỉ những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thành công khi triển khai ERP.

1.2.2 Tổng quan về các nghiên cứu trước đây

Khi nghiên cứu về việc triển khai ERP, các nhà nghiên cứu tập trung vào ba chỉ số chính là: Yếu tố thành công trọng yếu (CSF), Yếu tố thất bại trọng yếu (CFF) và Chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) (Pairat & Jungthirapanich, 2005). Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung vào các CSF. Tác giả chọn lọc để tóm tắt một số nghiên cứu tiêu biểu trong đó có 2 nghiên cứu tại Việt Nam và 8 nghiên cứu trên thế giới.

1.2.2.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Bảng 1.2 Tổng hợp các nghiên cứu tại Việt Nam

Tác giả Năm phát hành Nội dung chính Trần Khắc Thịnh

2015 Tập trung nghiên cứu về các CSF, đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp lớn trên địa bàn TP.HCM

Ngụy Thị Hiền, Phạm Quốc Trung

2013 Các nhận tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ERP ở Việt Nam theo thứ tự giảm dần : Đặc điểm đội dự án > Sự hỗ trợ của ban lãnh đạo > Đặc điểm của hệ thống ERP > Chất lượng tư vấn > Đặc điểm người dùng > Đặc điểm doanh nghiệp Phần lớn các nghiên cứu này đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công khi triển khai ERP ở một khu vực địa lý hay một lĩnh vực nhất định (đa số là về kế toán, kế toán quản trị, hệ thống thơng tin kế tốn doanh nghiệp). Tuy nhiên những nghiên cứu trên không đề cập đến nghiên cứu mối tương tác giữa các nhân tố này.

1.2.2.2 Các nghiên cứu trên thế giới

Bảng 1.3: Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới

Tác giả Năm phát hành

Nội dung chính

Rockart 1979 Đây là nghiên cứu tiên phong về các CSF : Các CSF được định nghĩa là “... số lượng giới hạn các nhân tố mà nếu chúng được thỏa mãn, sẽ đảm bảo thành công cho sự vận hành mang tính cạnh tranh của một tổ chức.

Somers và Nelson

2001 Nghiên cứu này tổng hợp tình huống thực tế trên 86 tổ chức đã được biên soạn và mô tả ảnh hưởng của các CSF trong các giai đoạn triển khai dự án ERP

Shaul và Tauber

2013 Tổng hợp chi tiết các CSF từ các nghiên cứu trước đó. Cung cấp bức tranh tổng quan và chi tiết nhất về các CSF ảnh hưởng đến triển khai ERP trên thế giới (các nước phát triển và các nước đang phát triển)

Ahmad và Cuenca

2013 Áp dụng Phương pháp phân tích tham chiếu chéo (CRAM) để xác định mối quan hệ giữa các CSF ERP. Thực hiện một cuộc khảo sát ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vương quốc Anh. Những người tham gia được yêu cầu chỉ định điểm từ 0 đến 5 cho các mối quan hệ có thể có giữa các CSF từ đó xác định các CSF có sức ảnh hưởng nhất

Ashja và các cộng sự

2015 Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao đã được phát hiện là CSF quan trọng nhất trong khi triển khai các hệ thống thơng tin có quy mô lớn

Lee và Kim 2016 Nghiên cứu ác động của các CSF đến sự thành công của việc triển khai một hệ thống ERP trong các ngành khác nhau. Ravasan và

Mansouri

2016 Nghiên cứu các yếu tố thất bại khi triển khai ERP ở các giai đoạn trong vòng đời dự án.

Adil

Baykasoğlu, İlker Gưlcük

2017 Đưa ra mơ hình cấu trúc 2 giai đoạn để đánh giá các ERP CSF

Sau nghiên cứu của Rockart, nhiều nghiên cứu thực nghiệm và phi thực nghiệm đã được cung cấp để nhận dạng các ERP CSF. Holland và Light (1999) đã phân tích 8 cơng ty và phát triển một mơ hình CSF bằng cách tính đến:

• Các yếu tố chiến lược: Độ phức tạp của hệ thống IT hiện tại, Tầm nhìn kinh doanh, chiến lược triển khai ERP, Sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo, Kế hoạch dự án.

• Các yếu tố chiến thuật: Sự tham gia của người dùng, Năng lự đội dự án, Sự chấp thuận của người dùng, cấu hình hệ thống, Giàm sát và phản hồi, Truyền tải thông điệp, Xử lý sự cố.

Một nghiên cứu đáng chú ý khác được thực hiện bởi Somers và Nelson (2001) thực hiện nghiên cứu thực tế trên 110 trường hợp thực hiện triển khai ERP và đưa ra 22 CSF. Kết quả cho thấy các ERP CSF ảnh hưởng đến sự thành công khi triển khai với mức độ khác nhau.

Nah et al. (2001) đã phân tích mười bài báo từ tài liệu hệ thống thông tin và nhận dạng được 11 CSF. Sau đó, mơ hình cải tiến đã được phát triển bằng cách xem xét nhận thức của các trưởng bộ phận thông tin về các ERP CFS (Nah et al., 2003).

Lee và Kim (2016) đã xem xét ảnh hưởng của ngành/ lĩnh vực đến sự thành công của việc triển khai ERP. Trong nghiên cứu, tác động của các CSF đến sự thành công của việc triển khai một hệ thống ERP được nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau.

Nghiên cứu sâu hơn có thể được tìm thấy trong tài liệu của Shaul & Tauber, 2013. Tập trung chính của nghiên cứu này là đưa ra một bản tóm tắt tồn diện các nghiên cứu về ERP CSF đến thời điểm hiện tại. Ngoài đưa ra các ERP CSF, nghiên cứu này cũng tổng hợp các yếu tố thành phần của mỗi CSF.

Ahmad và Cuenca (2013) đã áp dụng phương pháp phân tích tham chiếu chéo Cross Reference Analysis Method (CRAM) để xác định mối quan hệ giữa các ERP CSF. Tập trung chính của các nghiên cứu này là nhận diện các ERP CSF, tuy nhiên có rất ít nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa các CSF.

1.2.3 Lỗ hỗng nghiên cứu

Đánh giá tài liệu cho thấy có lỗ hổng nghiên cứu trong việc xử lý mối tương tác giữa các ERP CSF. Mặc dù mối quan tâm đến các ERP CSF ngày càng tăng nhưng sự khiếm khuyết nổi bật của các nghiên cứu hiện tại là thiếu công cụ cho phép người nghiên cứu nắm bắt được mối quan hệ tương tác phức tạp giữa các ERP CSF. Việc bỏ quá sự tương tác khác nhau giữa các CSF sẽ mang lại kết quả nghiên cứu sai lệch. Bên cạnh đó có rất nhiều CSF được nhận diện trong các tài liệu. Vì vậy việc đưa ra một phương pháp có khả năng hệ thống các CSF thành một cấu trúc phân cấp nhằm giảm thiếu công sức khi phân tích các CSF và hỗ trợ nhà quản lý khi ra quyết định. Phương pháp này sẽ được minh họa với bằng chứng thực nghiệm tại công ty TNHH DiCentral Việt Nam, áp dụng trong việc nghiên cứu các nhân tố trọng yếu ảnh hưởng đến sự thành công nhằm để xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai dự án ERP tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thành công khi triển khai các dự án ERB tại công ty TNHH dicentral việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)