Khắc phục những bất hợp lý về thẩm quyền cơng chứng nói chung và thẩm quyền công chứng hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 66)

chung và thẩm quyền công chứng hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản theo địa hạt nói riêng

Theo quy định hiện hành thì thẩm quyền cơng chứng được xác định theo Điều 2 của Luật Công chứng năm 2006. So với quy định về thẩm quyền công chứng được quy định tại Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về cơng chứng, chứng thực thì phạm vi thẩm quyền cơng chứng hiện nay bị thu hẹp hơn khá nhiều. Việc giới hạn thẩm quyền công chứng trong phạm vi hợp đồng, giao dịch như quy định của Luật công chứng là một hệ quả của sự tách bạch hành vi cơng chứng và chứng thực có phần khơ cứng khơng thật phù hợp với u cầu của thực tiễn. Theo chúng tôi cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Công chứng theo hướng kế thừa những điểm hợp lý của Nghị định 75/2000/NĐ-CP đối với việc xác định thẩm quyền công chứng là: tổ chức hành nghề công chứng được cơng chứng các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Phịng Tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã. Quy định như vậy vừa thuận lợi cho nhân dân, vừa giảm tải cho các cơ quan nhà nước, đồng thời giảm sức ép về tăng biên chế nhà nước.

Đối với những quy định liên quan đến công chứng hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản thể hiện trong các văn bản pháp luật cần được tiến hành rà soát để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Công chứng. Trước mắt, khi chưa thực hiện việc sửa đổi, bổ sung những quy định mới tại các văn bản (như Luật đất đai, Luật nhà ở...), theo chúng tôi thẩm quyền công chứng hợp đồng bảo đảm bằng bất động sản phải được áp dụng thống nhất theo đúng nguyên tắc áp dụng pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 80 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người thế chấp, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 47 của Luật Công chứng theo hướng: Bất động sản thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau cùng được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ, thì việc cơng chứng hợp đồng thế chấp đó do cơng chứng viên của tổ chức hành nghề cơng chứng có trụ sở đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người yêu cầu công chứng thường trú hoặc tạm trú thực

hiện; Trường hợp tổ chức có u cầu cơng chứng thì cơng chứng viên của tổ chức hành nghề cơng chứng có trụ sở đặt tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức đăng ký hoạt động thực hiện việc công chứng. Quy định như vậy đảm bảo cho các quy định của pháp luật về công chứng được thống nhất, phù hợp và không trái với các quy định của Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật cư trú.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w