Nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ công chứng viên để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa cơng chứng, dự thảo Nghị định quy định chế độ bồi dưỡng hàng năm đối với công chứng viên đang hành nghề (Điều 3). Đây là quy định mới của dự thảo so với quy định của Nghị định số 02/2008/NĐ-CP hiện hành. Việc cập nhật, bồi dưỡng kiến thức và
nghiệp vụ hàng năm cho công chứng viên đang hoạt động là rất cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế và u cầu của hoạt động cơng chứng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chứng viên.
Chúng tôi cho rằng quy định như trên là phù hợp vì những lý do sau:
Thứ nhất, theo quy định của tại Điều 15 và Điều 17 của Luật Công
chứng, đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng rất đa dạng. Trong thực tế, nhiều trường hợp người đề nghị bổ nhiệm cơng chứng viên có độ tuổi đã khá cao vào thời điểm đề nghị bổ nhiệm. Một số trường hợp khác lại đề nghị bổ nhiệm công chứng viên sau khi nghỉ hưu một thời gian dài hoặc sau khi đã thôi giữ các chức danh tư pháp rất lâu. Nên cần phải cập nhật lại kiến thức pháp luật, bổ sung thêm kinh nghiệm, kỹ năng nghề.
Thứ hai, trên thực tế trình độ cơng chứng viên hành nghề tại các tổ chức
hành nghề công chứng chưa được đồng đều. Một số công chứng viên ở các Văn phịng cơng chứng cịn hạn chế về kinh nghiệm cũng như kỹ năng hành nghề cơng chứng, dẫn đến sai sót khi thực hiện cơng chứng. Ngồi ra, trên thực tiễn, hiện tượng gian dối, lừa đảo trong hoạt động cơng chứng có chiều hướng gia tăng, ngày càng tinh vi, phức tạp như làm giả hồ sơ bất động sản rồi đưa tới các tổ chức hành nghề công chứng để ký; giả mạo giấy tờ như Chứng minh nhân dân, giấy xác nhận tình trạng độc thân…
Thứ ba, vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng tuy chưa được quy
định cụ thể trong Luật Công chứng, song đây là một trong những giải pháp phục vụ chính sách phát triển cơng chứng thuộc phạm vi trách nhiệm của Chính phủ theo quy định tại Điều 11 của Luật Cơng chứng. Lợi ích của phương án này một mặt tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, mặt khác tạo nên một mặt bằng chất lượng đồng đều cho đội ngũ công chứng viên được bổ nhiệm. Việc quy định chế độ bồi dưỡng
nghiệp vụ công chứng hàng năm đối với cơng chứng viên đang hành nghề sẽ góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ công chứng viên, đồng thời là dịp các cơng chứng viên có điều kiện chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm trong thực tiễn hành nghề cơng chứng, bên cạnh đó cũng giúp họ củng cố, cập nhật những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho quá trình hoạt động nghề nghiệp.