Khẩn trương ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 02/2008/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 69)

02/2008/NĐ-CP

Thực tiễn cho thấy, sau bốn năm thi hành Luật Công chứng và Nghị định số 02/2008/NĐ-CP, những kết quả đạt được bước đầu là rất khích lệ, khẳng định chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng là hết sức đúng đắn. Chủ trương này đã tạo điều kiện cho việc phát triển tổ chức và hoạt động công chứng của Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hóa và trở thành một trong những dịch vụ cơng có vai trị tăng cường sự bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ của hoạt động công chứng trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tiễn triển khai thực hiện Luật Công chứng và Nghị định số 02/2008/NĐ-CP trong thời gian qua cũng đã bộc lộ một số bất cập, khó khăn, vướng mắc, dẫn đến sự hạn chế về hiệu quả hoạt động và kìm hãm vai trị đặc biệt quan trọng của hoạt động cơng chứng trong việc góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ. Khó khăn, vướng mắc đó bao gồm cả những vấn đề chưa được thể chế hóa một cách rõ ràng và những vấn đề mới phát sinh trong tổ chức, hoạt động công chứng cần được quy định, hướng dẫn hoặc điều

chỉnh, sửa đổi, bổ sung. Xuất phát từ tình hình đó, chung tơi cho rằng việc Bộ Tư pháp đang dự kiến trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 02/2008/NĐ-CP nhằm khắc phục những vấn đề chúng tôi đã đề cập đến ở phần Chương 2 của Luận văn.

Liên quan đến vấn đề này, Luận văn xin bình luận về một số nội dung đặt ra cần nghiên cứu để bổ sung Nghị định thay thế Nghị định số 02/2008/NĐ-CP như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w