Giai đoạn từ 1945

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 28)

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Ngày 1/10/1945, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Nghị định bãi chức công chứng viên của ông DEROCHE là công chứng viên người Pháp tại văn phịng cơng chứng ở Hà Nội, đồng thời bổ nhiệm ông Vũ Quý Vỹ người mang Quốc tịch Việt Nam làm công chứng viên tại Hà Nội. Trong Nghị định này quy định: Các luật lệ cũ về công chứng vẫn được thi hành, trừ những điều khoản không phù hợp với nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hịa Việt Nam. Các nguyên tắc, quy chế hoạt động công chứng vẫn như cũ, trừ những quy định trái với nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hịa của nước ta lúc bấy giờ. Lần đầu tiên, bằng một văn bản pháp luật Nhà nước ta đã

chính thức sử dụng thuật ngữ công chứng và tổ chức hoạt động với danh nghĩa là một tổ chức công chứng.

Ngày 15/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 59/SL ấn định Thể lệ về thị thực các giấy tờ. Xét cả về nội dung, thủ tục, thẩm quyền thì việc thị thực này chỉ là thủ tục hành chính, trong đó kể cả các khế ước chuyển dịch quyền sở hữu bất động sản. Theo sắc lệnh này, quyền thị thực các giấy tờ trước đây (thời Pháp thuộc) giao cho lý trưởng các làng và trưởng phố ở thành thị, thì nay giao về ủy ban nhân dân của làng hoặc ủy ban nhân dân hàng phố. Riêng ở thành thị việc thị thực của ủy ban nhân dân hàng phố, phải có thêm ủy ban nhân dân thị xã chứng nhận, ủy ban làm nhiệm vụ thị thực phải là ủy ban nơi trú quán của một hoặc các bên đương sự lập khế ước. Nếu là bất động sản thì phải là ủy ban nơi có bất động sản đó thị thực;

nếu có nhiều bất động sản ở nhiều nơi thì giấy tờ lập ra về những bất động sản ấy phải do ủy ban mỗi nơi có bất động sản đó thị thực.

Ngày 29/2/1952 Chính phủ ban hành Sắc lệnh 85/SL về các việc mua

bán cho, đổi nhà cửa, ruộng đất. Theo thể lệ này ủy ban kháng chiến hành

chính (cấp xã) có thẩm quyền nhận thực vào văn tự theo hai nội dung: Chữ ký của các bên mua bán cho đổi, người đứng ra bán, cho đổi là chủ những nhà cửa ruộng đất đem bán cho hay đổi. Thể lệ này chỉ được áp dụng ở vùng tự do hoặc ở những nơi vẫn duy trì được ủy ban kháng chiến hành chính đến tận cấp xã.

Hai sắc lệnh nói trên là cơ sở pháp lý chủ yếu cho hoạt động thị thực của ủy ban hành chính kháng chiến và sau này là ủy ban nhân dân trong gần nửa thế kỷ. Trong thời gian đó, mọi cơng việc có tính chất cơng chứng đều do ủy ban nhân dân cấp cơ sở thực hiện theo hình thức thị thực, chứng thực.

Đến năm 1987, để giải quyết tình thế khi chuyển đổi nền kinh tế, ngày 10/10/1987 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 574-QLTPK về công tác công chứng nhà nước. Trong thông tư này chủ yếu hướng dẫn việc ủy ban nhân dân địa phương thực hiện công chứng. Đồng thời thành lập thí điểm Phịng cơng chứng nhà nước tại Thành phố Hà Nội và Phịng cơng chứng nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác có nhu cầu lớn về cơng chứng và có các điều kiện cần thiết. Sau nửa thế kỷ không tổ chức hoạt động cơng chứng thì đây là bước cần thiết để rứt ra những kinh nghiệm tiếp tục từng bước xây dựng tổ chức công chứng nhà nước ở nước ta.

Tuy nhiên, việc ban hành Thông tư này chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động công chứng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 27 - 28)