Việc thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng theo định hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 73)

chứng theo định hướng đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động công chứng

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, hiệu quả của hệ thống tổ chức hành nghề công chứng trong cả nước, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định

số 02/2008/NĐ-CP quy định nguyên tắc thành lập các tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm cả Phịng cơng chứng và Văn phịng cơng chứng phải tn theo Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ cho phép thành lập Văn phịng cơng chứng căn cứ vào quy định của Luật Công chứng, Nghị định này và Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam, khuyến khích thành lập những Văn phịng cơng chứng có nhiều cơng chứng viên, có cơ sở vật chất bảo đảm và đội ngũ công chứng viên, nhân viên lành nghề. Riêng đối với địa bàn cịn khó khăn về kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho việc thành lập, phát triển các Văn phịng cơng chứng. Quy định này nhằm tăng cường thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng đã được thể hiện trong Luật Công chứng và đang được đẩy mạnh thực hiện trong thời gian qua.

Để tạo bước đột phá trong chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng, dự thảo cịn quy định vấn đề thí điểm chuyển đổi một số Phịng cơng chứng thành Văn phịng cơng chứng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có hoạt động cơng chứng phát triển mạnh mẽ nhất. Ủy ban nhân dân của hai thành phố này có trách nhiệm xây dựng Đề án chuyển đổi theo quy định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn và thẩm định Đề án (Điều 9).

Liên quan đến vấn đề trên, chúng tôi cho rằng, vấn đề thí điểm chuyển đổi Phịng cơng chứng thành Văn phịng cơng chứng là cần thiết. Việc thực hiện thí điểm việc chuyển đổi một số Phịng cơng chứng thành Văn phịng cơng chứng tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo lộ trình 2011-2015, giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân

thành phố Hồ Chí Minh xây dựng Đề án thí điểm chuyển đổi một số Phịng cơng chứng thành Văn phịng cơng chứng trình Thủ tướng phê duyệt và tổ chức thực hiện nhằm giảm gánh nặng về đầu tư ngân sách, nguồn nhân lực cho các Phịng cơng chứng, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động cơng chứng, nhất là ở những thành phố lớn, có nhu cầu cơng chứng cao. Hơn nữa đây cũng là bước chuẩn bị cần thiết để tổng kết đánh giá, tạo bước đi ban đầu cho việc chuyển dần các Phịng cơng chứng thành các Văn phịng cơng chứng, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để đề xuất sửa đổi Luật Công chứng một cách hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng. Đồng thời, tạo tiền đề để xây dựng Luật công chứng mới (theo dự kiến Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII thì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơng chứng được sẽ được trình Quốc hội xem xét, thơng qua vào năm 2013 – 2014).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w