Đẩy mạnh hoàn thiện quy định pháp luật về các loại giấy tờ trong công chứng các loại hợp đồng, giao dịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 67)

trong công chứng các loại hợp đồng, giao dịch

Để bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp đồng, giao dịch khi có u cầu cơng chứng, theo chúng tơi thời gian tới cần tiếp tục sửa đổi và hồn thiện hồ sơ, giấy tờ “tùy thân” theo hướng:

+ Xác định rõ các loại “giấy tờ tùy thân”. Việc sửa đổi này nhằm để Công chứng viên xác định đúng tư cách chủ thể khi thực hiện công chứng. Khắc phục những bất cập hiện nay coi “giấy tờ tùy thân” chỉ gồm Giấy chứng minh nhân dân và Hộ chiếu, dẫn đến phát sinh những khó khăn, vướng mắc như chúng tơi đã đề cập đến ở phần trên của Luận văn, làm ảnh hưởng đến

tính kịp thời và làm mất đi cơ hội của các bên trong giao dịch. Theo đó, cần mở rộng quyền được dùng một số giấy tờ khác ngoài Giấy chứng minh nhân dân và Hộ chiếu, như: Đối với cá nhân công tác trong lực lượng Quân đội nhân dân, Cơng an nhân dân, có thể sử dụng một trong các loại giấy Chứng minh sỹ quan, Chứng minh quân đội, Giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân, Giấy chứng minh an ninh nhân dân, Giấy chứng nhận công nhân hoặc nhân viên trong lực lượng Công an nhân dân; Đối với người khơng quốc tịch cư trú tại Việt Nam: có thể sử dụng thẻ thường trú; Đối với các trường hợp khác (mất, hư hỏng...): có thể sử dụng giấy tờ có xác nhận về nhân thân của cơ quan có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ nêu trên, giấy tờ có xác định nhân thân do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan Cơng an nơi người đó thường trú xác nhận...

+ Hướng dẫn bản sao “giấy tờ tùy thân” có trong hồ sơ yêu cầu cơng chứng ngồi của người u cầu cơng chứng có bao gồm của những chủ thể tham gia hợp đồng thế chấp không;

+ Quy định cụ thể những trường hợp phải có “bản sao giấy tờ tùy thân” của các bên thế chấp, của người có liên quan... (ví dụ, trong trường hợp thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu chung).

+ Về việc miễn đào tạo và tập sự hành nghề công chứng: Để đảm bảo cho các Văn phịng cơng chứng có năng lực hành nghề thật chắc chắn được thành lập, chúng tôi đề nghị Luật Công chứng cần sửa đổi theo hướng những người được miễn đào tạo nghề công chứng vẫn phải trải qua 6 tháng tập sự hành nghề công chứng tại một tổ chức hành nghề cơng chứng nhất định. Có như vậy mới nhanh chóng tạo ra sự đồng đều về năng lực hành nghề trong toàn hệ thống các tổ chức hành nghề công chứng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 67)