Công chứng viên làm việc theo hợp đồng cho Văn phòng công chứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 77)

tạm ngừng hoạt động, ví dụ như khi người dân muốn cấp bản sao văn bản đã công chứng hoặc muốn sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng đã công chứng tại Văn phịng cơng chứng thì thực hiện như thế nào…Để giải quyết những vướng mắc nêu trên, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 02/2008/NĐ- CP quy định các trường hợp Văn phịng cơng chứng phải tạm ngừng hoạt động, trình tự, thủ tục ra quyết định tạm ngừng, việc chỉ định tổ chức hành nghề công chứng khác tiếp nhận hồ sơ đã công chứng của Văn phịng cơng chứng bị tạm ngừng hoạt động để thực hiện việc cấp bản sao văn bản công chứng hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã công chứng phù hợp với quy định của Luật Công chứng (Điều 15).

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định cũng hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phịng cơng chứng, bảo đảm chặt chẽ và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng (Điều 18). Liên quan đến vấn đề trên, chúng tôi cho rằng việc quy định như trên nhằm khắc phục những bất cập hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rõ cơ sở để tạm ngừng và cần tính đến hậu quả pháp lý. Do đó, chúng tơi cho rằng, nên chăng chỉ quy định việc tạm ngừng hoạt động của Văn phịng cơng chứng chỉ là biện pháp tạm thời áp dụng trong trường hợp công chứng viên duy nhất của Văn phịng cơng chứng bị đình chỉ hoạt động để xử lý những vấn đề liên quan đến việc cấp bản sao hợp đồng công chứng, sửa đổi, huỷ bỏ hợp đồng đã cơng chứng, bảo đảm quyền và lợi ích của người u cầu cơng chứng khi Văn phịng cơng chứng phải tạm ngừng hoạt động.

3.2.2.7. Công chứng viên làm việc theo hợp đồng cho Văn phịngcơng chứng công chứng

Xuất phát từ thực tiễn thi hành Luật Công chứng, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 02/2008/NĐ-CP quy định Công chứng viên làm việc

theo chế độ hợp đồng cho Văn phịng cơng chứng nhằm góp phần bảo đảm quyền lợi của công chứng viên sau khi được bổ nhiệm mà chưa có điều kiện để thành lập Văn phịng cơng chứng hoặc hợp danh tại các Văn phịng cơng chứng khác. Mặt khác, quy định này cho phép các Văn phịng cơng chứng được bổ sung công chứng viên mà không cần phải xin chuyển đổi loại hình hoạt động hoặc thay đổi danh sách thành viên hợp danh, phù hợp với mục tiêu nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của các Văn phịng cơng chứng (Điều 13).

Liên quan đến vấn đề trên chúng tôi cho rằng đây là vấn đề thực tiễn rất lớn đang đặt ra, đã được đề cập đến ở phần của Luận văn, nhằm tháo gỡ nhiều vướng mắc đang tồn tại trong hoạt động công chứng hiện nay. Quy định trên nhằm góp phần giải quyết bất cập của mơ hình Văn phịng cơng chứng do một cơng chứng viên thành lập, nhất là khi công chứng viên bị ốm đau dài ngày, hoặc có lý do chính đáng phải vắng mặt thì khơng có cơng chứng viên thường trực tại trụ sở để phục vụ nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức. Đối với Văn phịng cơng chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập cũng có thể có nhu cầu bổ sung cơng chứng viên khi khối lượng cơng việc của Văn phịng tăng lên, song lại khơng muốn bổ sung thành viên hợp danh vì liên quan đến vấn đề quản lý Văn phịng. Do đó, việc bổ sung cơng chứng viên cho Văn phịng cơng chứng theo chế độ hợp đồng là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Ngồi ra, quy định này cũng có vai trị bảo đảm quyền lợi của cơng chứng viên sau khi được bổ nhiệm theo Luật Công chứng mà chưa có điều kiện để thành lập Văn phịng cơng chứng hoặc hợp danh với Văn phịng cơng chứng đang hoạt động, khuyến khích phát triển các Văn phịng cơng chứng có quy mơ lớn, nhiều công chứng viên, hoạt động chuyên nghiệp.

Về căn cứ pháp lý, mặc dù Luật Công chứng không quy định rõ chế định công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng, song theo quy định tại Điều 28 của Luật Cơng chứng thì Văn phịng cơng chứng có thể thay đổi trụ

sở, tên gọi hoặc danh sách Công chứng viên. Với quy định này, qua khảo sát ở một số địa phương cho thấy việc bổ sung công chứng viên hoạt động cho Văn phịng cơng chứng dưới dạng ghi danh và thông báo cho Sở Tư pháp đã được đặt ra ở một số địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 77)