Yêu cầu của cải cách tư pháp hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 64)

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định “Tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước” cũng đã tiếp tục

khẳng định: Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người… Tiếp tục đổi mới và kiện toàn các tổ chức bổ trợ tư pháp. Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp [23, tr.53-54].

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định một trong những phương hướng của chiến lược cải cách tư pháp là: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc” [3, tr.3].

Luật Cơng chứng năm 2006 là một văn bản có giá trị pháp lý cao, thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp đối với những nội dung liên quan đến hoạt động công chứng, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đặt ra ngày càng lớn của cơng cuộc cải cách tư pháp thì các quy định của pháp luật về công chứng đang thể hiện nhiều hạn chế bất cập, chưa theo kịp. Nhất là yêu cầu phải tiếp tục đổi mới và kiện toàn các tổ chức bổ trợ tư pháp, trong đó có đổi mới tổ chức và hoạt động cơng chứng. Trong bối cảnh đó, thì hồn thiện pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho đổi mới tổ chức, hoạt động công chứng không thể tách rời với yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.

Đúng như Hồ Chủ tịch đã từng nói: "Tịa án xét xử đúng là tốt, nhưng nếu như khơng phải xét xử thì tốt hơn". Điều này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt tư tưởng nhân đạo, về phịng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm mà cịn có ý nghĩa về mặt tổ chức hoạt động tư pháp [61]. Vấn đề đặt ra là: hạn chế việc tranh chấp xảy ra trong giao kết dân sự, kinh tế, thương mại lao động... Việc chứng nhận của công chứng không những có giá trị chứng cứ mà có giá trị thực hiện như một bản án.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 64)