Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 84)

chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành, kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn để có giải pháp giải quyết phù hợp.

Bên cạnh đó, cần tăng cường giám sát của các cơ quan, tổ chức để có những động viên kịp thời đối với các tổ chức hành nghề cơng chứng có thành tích tốt trong hoạt động, đồng thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với những sai phạm trong hoạt động công chứng.

Cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến công chứng như: Bộ Luật dân sự, Luật Công chứng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở,... một cách sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về hoạt động công chứng.

Bên cạnh những vấn đề trên thì Tổng kết rút kinh nghiệm trong thực tiễn việc thực hiện pháp luật cơng chứng, kịp thời có những biện pháp khắc

phục kịp thời những bất cập trong từng giai đoạn phát triển hiện nay và những năm tiếp theo.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 của Luận văn đã tập trung nghiên cứu, xác định rõ các yêu cầu, đồng thời đề ra các giải pháp để hồn thiện pháp luật cơng chứng ở nước ta hiện nay. Có thể kết luận một số nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất, có bốn yêu cầu cơ bản đặt ra đối với việc hồn thiện pháp

luật cơng chứng đó là: i) Đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; ii) Yêu cầu của quá trình cải cách hành chính hiện nay; iii) u cầu của cải cách tư pháp hiện nay; iv) Đáp ứng yêu cầu xã hội hóa hoạt động cơng chứng.

Thứ hai, có một số giải pháp chủ yếu để hồn thiện pháp luật cơng

chứng ở nước ta hiện nay đó là: i) Khắc phục kịp thời những bất cập trong các quy định của pháp luật công chứng hiện hành; ii) Khẩn trương ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 02/2008/NĐ-CP; iii) Khắc phục những hạn chế, bất cập, thiếu thống nhất giữa các quy định của pháp luật công chứng với các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến Luật Công chứng; iv) Cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến nội dung các văn bản pháp luật liên quan đến công chứng như: Bộ Luật dân sự, Luật Công chứng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở,... một cách sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức và nhân dân về hoạt động công chứng...

KẾT LUẬN

Nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế là xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật và hồn thiện pháp luật nói chung và pháp luật cơng chứng nói riêng có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với tổ chức, phát triển hành nghề công chứng ở nước ta. Nhìn lại thực tiễn ở nước ta thời gian quan cho thấy, pháp luật cơng chứng, trong đó Luật Cơng chứng năm 2006 là văn bản pháp lý có giá trị cao, được ban hành và tổ chức thực hiện đã tạo ra sự đổi mới có tính bước ngoặt trong hoạt động cơng chứng và chứng thực ở nước ta. Với 4 năm thực hiện đã khẳng định chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng là hết sức đúng đắn, tạo điều kiện cho việc phát triển tổ chức và hoạt động cơng chứng của Việt Nam theo hướng chun nghiệp hóa, phù hợp với chuẩn mực và thơng lệ của hoạt động cơng chứng khu vực và thế giới, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu hút đầu tư nước ngồi. Hoạt động chứng thực có điều kiện củng cố và đi vào chiều sâu, tạo thuận tiện cho nhân dân và nâng cao năng lực cán bộ tư pháp cấp huyện, cấp xã. Mặc dù còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục nhưng những kết quả đạt được và sự hài lịng của nhân dân sau 4 năm thực hiện Luật Cơng chứng là thước đo chủ trương xã hội hóa cơng chứng, tách bạch cơng chứng và chứng thực.

Có thể khẳng định rằng: chủ trương xã hội hóa hoạt động cơng chứng đang ngày càng phát triển và mang lại nhiều kết quả trong q trình thực hiện. Thơng qua hoạt động nghề cơng chứng, cơng chứng viên là người góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng khi tham gia giao kết các hợp đồng, giao dịch tại tổ chức hành nghề cơng chứng. Do vậy, việc hồn thiện pháp luật về công chứng là cơ sở,

tiền đề quan trọng cho việc tổ chức hành nghề công chứng bảo đảm sự tuân thủ hiến pháp, pháp luật; khách quan, trung thực; chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng; tuân theo đạo đức hành nghề công chứng là nguyên tắc không thể thiếu đối với hoạt động hành nghề công chứng trong giai đoạn hiện nay.

Cùng với sự phát triển và từng bước hồn thiện pháp luật cơng chứng thời gian cho thấy hoạt động cơng chứng ở nước ta đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về công chứng của nhân dân trong nền kinh tế thị trường, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả, bảo đảm an tồn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tích cực vào việc phịng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hồn thiện pháp luật cơng chứng là u cầu bức thiết hiện nay ở nước ta nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động công chứng, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, hồn thiện pháp luật cơng chứng có liên quan đến hàng loạt các vấn đề. Muốn thực hiện được u cầu đó, địi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ và sự quyết tâm của các ngành các cấp, đặc biệt là các cơ quan tư pháp nói chung và Bộ Tư pháp nói riêng. Hơn nữa, hồn thiện pháp luật cơng chứng chính là một trong rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay. Chỉ trên những điều kiện tổng thể đó thì mới thực sự nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động cơng chứng và mới có sự phát triển bền vững, đồng thời thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 84)