Kết quả xây dựng và thực hiện đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)

hành nghề công chứng

Thực hiện Luật Công chứng; Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, nhiều Sở Tư pháp đã chủ động xây dựng, tham mưu cho UBND cấp tỉnh trong việc ban hành Đề án quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề cơng chứng có kết quả. Tính đến nay, đã có 36/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt Đề án. Đây là cơ sở thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa cơng chứng, đáp ứng nhu cầu cơng chứng ngày càng cao của nhân dân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Một số địa phương xây dựng đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng được yêu cầu, đánh giá được thực trạng về tổ chức và hoạt động công chứng, đồng thời dự báo được nhu cầu hoạt động cơng chứng, từ đó xác định mục tiêu, các nguyên tắc và xây dựng lộ trình và mạng lưới phát triển cơng chứng phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương mình, làm căn cứ để phát triển tổ chức hành nghề công chứng [9].

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ).

Mục tiêu của Đề án đó là: Hình thành, xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020 làm cơ sở cho việc phát triển mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng rộng khắp và phân bố hợp lý trên cả nước, đáp ứng nhu cầu cơng chứng tồn bộ các hợp đồng, giao dịch của tổ chức, cá nhân trong xã hội.

Quan điểm xây dựng Quy hoạch: a) Xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên cơ sở bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành Tư pháp, đáp ứng kịp thời các yêu cầu công chứng ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức, bảo đảm công chứng là hoạt động mang tính dịch vụ cơng; tiến tới thực hiện việc chuyển giao toàn bộ các hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cho các tổ chức hành nghề cơng chứng thực hiện nhằm chun nghiệp hóa hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu của hội nhập, đồng thời bảo vệ tốt quyền, lợi ích hợp pháp, an tồn pháp lý cho các giao dịch góp phần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; b) Xây dựng Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên cơ sở xác định công chứng là một dịch vụ công đặc biệt, tổ chức và hoạt động cơng chứng cần có tính ổn định và bền vững cao, cần sự quản lý, định hướng và điều tiết chặt chẽ của Nhà nước; c) Bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, tồn diện, khả thi. Quy hoạch tổng thể tổ chức hành nghề công chứng trên phạm vi toàn quốc cần được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng ở từng địa phương đã được xây dựng và rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện; d) Quy hoạch tổng thể tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam cần xác định được lộ trình phát triển các tổ chức hành nghề cơng chứng ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng phát triển cho những năm tiếp theo; đ) Việc quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí sau: nhu cầu cơng chứng của xã hội, diện tích và phân bố dân cư, dự báo tốc độ phát triển và nhu cầu công chứng của từng khu vực,

bảo đảm sự hài hòa, hợp lý trong quy hoạch phát triển, lấy cấp huyện làm đơn vị quy hoạch giữa các tổ chức hành nghề công chứng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w