Giai đoạn từ 1991 đến năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 31)

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, ngày 27/2/1991 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 45/HĐBT (nay là Chính phủ) về tổ chức và hoạt động cơng chứng nhà nước. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà

nước ta quy định cơ sở pháp lý có thể nói là tồn diện đầy đủ về tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta.

Nghị định 45/HĐBT (27/2/1991) quy định về tổ chức cơng chứng nhà nước; trình tự thủ tục thực hiện các việc công chứng; quản lý tổ chức và hoạt động công chứng; giá trị pháp của văn bản công chứng; tiêu chuẩn công chứng viên. Cùng với những quy định trong các văn bản pháp luật khác về công chứng Nghị định 45/HĐBT (27/2/1991) được ban hành đánh dấu một sự tiến triển của những mối liên hệ giữa hoạt động phòng ngừa tranh chấp và hoạt động tài phán.

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện nghị định này, cơng tác cơng chứng đã có được kết quả bước đầu đáng phấn khởi; trên tồn quốc đã hình thành hệ thống các Phịng cơng chứng nhà nước ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã thành lập ít nhất một Phịng cơng chứng nhà nước. Cơng tác công chứng đã đáp ứng được một phần yêu cầu công chứng của công dân và tổ chức [7].

Tuy nhiên, sự phát triển của các quan hệ gia đình, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển sôi động ở nước ta đã làm cho bản thân Nghị định 45/HĐBT (27/2/1991) trở thành không đầy đủ. Ngày 18/5/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/CP (18/5/1996) về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước thay thế cho Nghị định 45/HĐBT (27/2/1991).

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức về cơng chứng, chứng thực, góp phần phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cơng chứng, chứng thực. Ngày 08/12/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000) về công chứng, chứng thực. Nghị định này quy định về phạm vi công chứng, chứng thực, tổ chức Phịng cơng chứng, ngun

tắc hoạt động, thủ tục, trình tự thực hiện việc công chứng, chứng thực, công tác chứng thực của ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Ngoài Nghị định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000), các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động cơng chứng có khá nhiều và nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác, đặc biệt là trong Bộ luật dân sự.

Luật đất đai năm 1993 và Bộ Luật dân sự năm 1995 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của pháp luật Việt Nam trong q trình thực hiện chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, Luật đất đai năm 1993 và Bộ Luật dân sự năm 1995 đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những vấn đề cần sửa đổi bổ sung để pháp luật Việt Nam tương thích với pháp luật của các nước khác trên thế giới. Trước những địi hỏi đó, Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội khố XI, kỳ họp thứ 4 thơng qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004; Bộ luật dân sự năm 2005 đã được Quốc hội khố XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 và Luật nhà ở đã được Quốc hội khố XI, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Trong các các Luật này có một số quy định liên quan đến cơng chứng, chứng thực, đặc biệt là phần quy định về thẩm quyền công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên, so với u cầu thì hoạt động cơng chứng vẫn cịn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, cụ thể: i) Trong nhận thức về lý luận cũng như trong quy định của pháp luật cịn có sự lẫn lộn giữa hoạt động cơng chứng của Phịng cơng chứng với hoạt động chứng thực của cơ quan hành chính cơng quyền. Mặc dù trong Bộ luật dân sự nước ta cũng như trong Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về cơng chứng, chứng thực đã có sự phân biệt về thuật ngữ “Cơng chứng” và “Chứng thực” nhưng đó mới chỉ là phân biệt mang tính hình thức (hành vi cơng chứng được dùng cho Phịng cơng

chứng, hành vi chứng thực được dùng cho Uỷ ban nhân dân) và chưa phân biệt đối tượng nào thì cơng chứng, đối tượng nào thì chứng thực; ii) Mơ hình tổ chức cơng chứng được tổ chức theo mơ hình cơng chứng nhà nước: Phịng công chứng là cơ quan nhà nước, do Nhà nước thành lập, công chứng viên là cơng chức nhà nước, hoạt động của Phịng cơng chứng do ngân sách Nhà nước bao cấp. Việc duy trì mơ hình tổ chức cơng chứng nhà nước theo hình thức này tuy có điểm thuận lợi cho hoạt động cơng chứng; iii) Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng: Đây là vấn đề rất quan trọng, quyết định lý do tồn tại của thiết chế công chứng trong đời sống xã hội. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP quy định “Văn bản cơng chứng, văn bản chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp được thực hiện không đúng thẩm quyền hoặc không tuân theo quy định tại Nghị định này hoặc bị tồ án tun bố là vơ hiệu. Hợp đồng đã được cơng chứng, chứng thực có giá trị thi hành đối với các bên giao kết; trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình, thì bên kia có quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.” Tuy nhiên trên thực tế, quy định này chưa được các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhận thức đúng đắn và đầy đủ. Mặt khác, quy định nói trên chỉ ở cấp Nghị định nên thường bị các văn bản quy phạm pháp luật khác có hiệu lực pháp lý cao hơn bỏ qua, do đó trong nhiều trường hợp gây thiệt hại cho các bên trong hợp đồng, giao dịch.

Chính vì những lý do nêu trên, ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội thứ XI, Quốc hội đã thơng qua Luật cơng chứng (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ luật học-hoàn thiện pháp luật công chứng ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 31)