Huyện Hồ Vang hiện nay có diện tích là 736,91 km2, chiếm khoảng 80% diện tích của thành phố Đà Nẵng (khơng kể đảo Hồng Sa).
Dân số năm 2007 là 106.910 người, chiếm khoảng 13% dân số toàn thành phố, mật độ dân số của huyện là 149,6 người/km2 thấp hơn nhiều so với mật độ dân số toàn thành phố (599 người/km2).
Huyện có 11 xã bao gồm 4 xã vùng núi, 4 xã trung du và 3 xã đồng bằng. Là một huyện ngoại thành bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng.
- Phía Bắc giáp các huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế - Phía Nam giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam; - Phía Đơng giáp quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu;
- Phía Tây giáp huyện Đơng Giang của tỉnh Quảng Nam;
Hệ thống đường giao thông đối ngoại và nội vùng trên địa bàn huyện tương đối thuận tiện. Quốc lộ 1A là đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam; quốc lộ 14B chạy qua các xã Hoà Khương, Hoà Phong, Hoà Nhơn nối Quảng Nam với Đà Nẵng; tuyến đường tránh Nam Hải Vân đi qua các xã Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Nhơn; các tuyến đường ĐT 601, 602, 604, 605 do thành phố quản lý và hệ thống các tuyến đường giao thông liên huyện và liên xã. Vị trí địa lý, điều kiện giao thơng thuận lợi là một điều kiện quan trọng để Hoà Vang khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn cũng như lâu dài.
Địa hình đa dạng của Hồ Vang cùng với kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho bố trí các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện tiềm năng phát triển một nền kinh tế với thế mạnh về nơng lâm nghiệp và du lịch nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, lũ lụt… cần phải giải quyết. Cần phải có quy hoạch sử dụng đất hợp lý và phải tính đến những tác động tích cực cũng như tiêu cực của quá trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình, bảo vệ mơi trường sinh thái.
Trên lĩnh vực tài nguyên, cụ thể như sau:
* Tài nguyên đất chia theo mục đích sử dụng như sau:
Đất nơng lâm nghiệp 61.923,8 ha, chiếm 84,0% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 6.201,1 ha chiếm 8,4% và đất chưa sử dụng 5.566,1 ha chiếm 7,6% - là tiềm năng về mặt bằng cho các dự án khu công nghiệp của thành phố, các doanh nghiệp đến đầu tư. Đất các vùng đồi núi là nguồn ngun liệu cho san lấp cơng trình trên tồn địa bàn thành phố.
* Tài ngun rừng
Huyện Hồ Vang có nguồn tài ngun rừng phong phú, đây là một trong các thế mạnh của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp hiện có là 53.306,1* ha chiếm 89,3%. Trong đó, đất rừng sản xuất là 29.794,6 ha (42,1% diện tích đất tự nhiên), tập trung chủ yếu ở Hoà Bắc, Hoà Ninh và Hoà Phú, đất rừng phịng hộ là 12.658,7 ha (chiếm tỷ trọng 17,9% diện tích tự nhiên), đất rừng đặc dụng là 10.852 (15,3% diện tích tự nhiên) thuộc địa bàn các xã Hồ Ninh và Hoà Bắc. Tỷ lệ che phủ rừng năm 2007 đạt khoảng 75%.
Rừng đặc dụng nằm trong địa phận xã Hoà Ninh và Hoà Bắc, thuộc vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Mã, là khu bảo tồn được thành lập với mục đích bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phục hồi, tái tạo vốn rừng nhằm nâng độ che phủ của rừng, phát huy tác dụng phịng hộ mơi trường của rừng. Trong vùng rừng đặc dụng có rừng nguyên sinh với hệ sinh thái đa * QH, KH sử dụng đất huyện Hoà Vang 2010, QĐ số 1952 / QĐ - UBND
dạng, các tài nguyên động thực vật phong phú, đặc biệt có nhiều loại gỗ quý, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp rất hấp dẫn với khách du lịch như khu vực Bà Nà-Núi Chúa.
Rừng và tài ngun rừng của huyện Hồ Vang có vai trị quan trọng đối với đời sống kinh tế- xã hội của nhân dân trong huyện. Ngồi vai trị phịng hộ cho huyện và thành phố Đà Nẵng, rừng còn là thế mạnh có nhiều tiềm năng trong việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ du lịch.
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khống sản đã được phát hiện ở Hồ Vang chủ yếu là các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bao gồm: đá ốp lát, đá phục vụ xây dựng, đá mỹ nghệ, tập trung chủ yếu ở các xã trung du và miền núi Hoà Nhơn, Hoà Sơn, Hoà Ninh và Hoà Phú. Các mỏ cát xây dựng ở dọc sông Cẩm Lệ, Tuý Loan, Quá Giáng. Đất sét với trữ lượng lớn để sản xuất gạch ngói có ở hầu hết các xã đồng bằng và trung du. Ngoài ra, đã phát hiện quặng Volfram ở Nà Hoa (Hoà Ninh), quặng thiếc ở Đồng Nghệ (Hồ Khương) nhưng trữ lượng khơng lớn.
* Tài nguyên nước
Tài nguyên nước: Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông Yên, sông Tuý Loan, sông Cu Đê*... là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước của thành phố Đà Nẵng và một phần cho huyện Hoà Vang.
Trữ năng thuỷ điện của các sông trên địa bàn huyện hiện đang được Công ty Cổ phần thuỷ điện GERUCO Sông Côn khảo sát nghiên cứu. Trước mắt Công ty này đang triển khai đầu tư cụm dự án thuỷ điện sông Hương - Luông Đông tại xã Hồ Phú với tổng cơng suất dự kiến 4.300 KW (tổng vốn đầu tư khoảng 67 tỷ đồng) và cụm dự án thuỷ điện sơng Nam- sơng Bắc tại xã Hồ Bắc với tổng công suất dự kiến 12 MW (tổng vốn đầu tư khoảng 877 tỷ đồng).
* Tài nguyên du lịch
Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở khu vực Bà Nà-Núi Chúa, Đồng Nghệ, Ngầm Đơi (Hồ Phú), du lịch trên sơng (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn đồi (thuận lợi cho khách từ thành phố Đà Nẵng đi nghỉ cuối tuần). Nhiều hồ, đầm tự nhiên như Bàu An Ngãi Tây ở Hồ sơn, Hồ Hóc Khế ở Hồ phong có thể cải tạo thành các cơng viên du lịch mặt nước. Nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển... được đầu tư xây dựng tốt sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch đến và sẽ tạo nên thu nhập rất lớn cho huyện và cả thành phố Đà Nẵng. Việc huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cũng như tìm các giải pháp tối ưu để khai thác các tiềm năng du lịch là một trong các nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới.
* Phát triển dân số và nguồn nhân lực: Dân số trong độ tuổi lao động
chiếm tỷ trọng lớn 57,6% tạo ra sức ép về việc làm rất lớn. Huyện đã chú ý để khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai để phát triển sản xuất như các xã ở vùng núi và trung du tập trung phát triển các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, các xã đồng bằng phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm khai thác tối đa nguồn lao động trên địa bàn. Để tiếp tục thu hút lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp, phát triển công nghiệp- thủ công nghiệp, dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực cần được chú trọng hơn.