Đặc điểm của thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 29)

Với đặc điểm chính quyền cấp huyện và cũng nhằm phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước, các nguồn thu trên địa bàn huyện tuỳ theo đặc điểm qui mô mà phân cấp nhiệm vụ thu cho phù hợp. Vì vậy nhiệm vụ thu cấp huyện chỉ thực hiện thu theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp thành phố đối với các hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn, phần lớn là các khoản thu có qui mơ nhỏ, lẻ. Bên cạnh đó một số nội dung thu do cấp huyện đảm nhận song khoản thu lại điều tiết về ngân sách cấp trên. Với đặc điểm trên nên ngân sách huyện thường là không tự cân đối được, phải nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Chính quyền cấp huyện là cấp chính quyền trung gian nối tỉnh (thành phố) với xã (phường). Do đó chính quyền cấp huyện khơng chỉ đơn thuần thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh (thành phố) mà cịn có những định hướng riêng phù hợp với tình hình thực tế của huyện trong khn khổ của pháp luật. Do vậy cấp huyện cần có ngân sách riêng để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, nó là cơng cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Khi xem xét ngân sách huyện không được tách rời khỏi NSNN cấp trên cũng không được coi ngân sách huyện là một yếu tố thụ động trong hệ thống ngân sách mà nó phải gắn liền với hệ thống ngân sách.

Do thực hiện theo tinh thần của nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước, chỉ phân cấp cho huyện các nội dung thu nhỏ, lẻ. Mặt khác một số nguồn thu thuộc cấp huyện quản lý theo phân cấp quản lý nhà nước như các khoản thu gắn với nguồn tài nguyên, đất đai lại thuộc về ngân sách cấp trên.

Một đặc điểm quan trọng trong phân cấp quản lý ngân sách là tạo sự chủ động cấp cơ sở, sử dụng nguồn thu tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi. Song

tất cả nhiệm vụ chi trên địa bàn như đã nêu thuộc về ngân sách cấp huyện mà những khoản thu có tính chất qui mơ lớn, khoản thu được hưởng lại thuộc về ngân sách tỉnh (thành phố). Nên hầu hết ngân sách cấp quận (huyện) đều thu không đủ chi mà phải nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Một bộ phận thu quan trọng của ngân sách cấp huyện, chiếm tỷ trọng trong cơ cấu thu là khoản thu bổ sung từ ngân sách tỉnh, thành phố.Trong khi một nguồn thu đáng kể trên địa bàn huyện lại thuộc về ngân sách cấp tỉnh như thu tiền sử dụng đất, thu từ các doanh nghiệp tư nhân có qui mơ lớn, phí bảo vệ mơi trường, thuế thu nhập cá nhân….

Các mối quan hệ trong hệ thống ngân sách huyện

Sự vận động của các nguồn tài chính vào ngân sách huyện và từ ngân sách huyện đến các mục đích sử dụng khác nhau chứa đựng các mối quan hệ sau:

Thứ nhất, quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các cấp chính

quyền cấp trên thể hiện trong việc xác định các nguồn thu cho ngân sách cấp huyện và thể hiện trong sự hỗ trợ bổ sung ngân sách từ cấp trên cho ngân sách huyện.

Thứ hai, quan hệ giữa chính quyền Nhà nước với nhân dân trong huyện. Thứ ba, là quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các tổ chức kinh tế

trên địa bàn huyện.

Thứ tư, là quan hệ giữa chính quyền cấp huyện với các tổ chức,cá nhân

trong và ngoài nước.

Thứ năm, là quan hệ giữa cấp chính quyền huyện với tổ chức Đảng và các

tổ chức chính trị, xã hội khác trong việc hình thành và sử dụng quỹ ngân sách. Các mối quan hệ này đã phản ánh các nội dung thu và chi của ngân sách cấp huyện.

Nó phản ánh những mối quan hệ với một bên là cấp chính quyền huyện bên kia là các chủ thể khác thông qua sự vận động của các nguồn thu tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền huyện.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w