C Tạm thu chưa đưa vào cân đối NS
3.3.3.4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu ngân sách trên địa bàn
ngân sách trên địa bàn
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là quá trình thực hiện phân phối lại nguồn tài chính của xã hội nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Do vậy để đảm bảo bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước “ của dân, do dân, vì dân” địi hỏi phải tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác thu ngân sách. Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hố nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là bản chất của nền kinh tế nước ta. Nó thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng ta trong cơng cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Nhưng trên thực tế có bảo đảm được định hướng xã hội chủ nghĩa hay không lại phụ thuộc vào hoạt động lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong thực tiễn. Do vậy, có thể khẳng định nhân tố quyết định bảo đảm định hướng phát triển Xã hội chủ nghĩa là chủ trương phát triển của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nói chung, đối với lĩnh vực thu ngân sách nói riêng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu chung là:
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này, vì ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước và thông qua Nhà nước sử dụng quỹ này sẽ đảm bảo ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Thực tế trong những năm đổi mới với chính sách quản lý ngân sách nhà nước đúng đắn, chính sách thu hợp lý đã góp phần khắc phục những khuyết tật của kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, ổn định chính trị -xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống nhân dân tăng lên không ngừng.
Ngày nay, đất nước ta bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố hiện đại hố trong điều kiện khoa học và cơng nghệ phát triển như vũ bão, nền kinh tế tri thức được hướng đến chiếm ưu thế. Tồn cầu hố về kinh tế là xu thế tất yếu khách quan, trong khi đó nền kinh tế nước ta với lực lượng sản xuất phát triển không đồng đều, về cơ bản nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế thuộc các nước kém phát triển, các thế lực thù địch vẫn tìm cách chống phá ta. Vì vậy hơn lúc nào hết, chúng ta tăng cường sự lãnh đạo của Đảng kiên định mục tiêu, quản lý tốt nguồn lực tài chính của Nhà nước nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Với đường lối phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại sẽ là cơ sở vững chắc cho việc quản lý ngân sách có hiệu quả, tiết kiệm. Đối với địa phương, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện ở chỗ Đảng bộ huyện, xã phải xây dựng định hướng chiến lược phát triển địa phương, các mục tiêu kinh tế xã hội kinh tế 5 năm, 10 năm theo xu thế phát triển đi lên của thành phố, đất nước một cách đúng đắn phù hợp. Để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán thu chi ngân sách phù hợp với chiến lược phát triển chung khai thác được tiềm năng thế mạnh của địa phương.
Trong công tác quản lý thu ngân sách tại địa phương, đòi hỏi mỗi tổ chức cơ sở Đảng tuỳ theo tình hình địa phương mình xây dựng nghị quyết cụ thể và xây dựng chỉ đạo trong kế hoạch phát triển các nguồn thu, tốc độ tăng thu hàng năm phù hợp với tốc độ tăng của các ngành sản xuất kinh doanh, huy động hợp lý nguồn thu vào ngân sách. Đảm bảo tăng thu bền vững dựa vào khả năng phát triển sản xuất đồng thời chú trọng đầu tư, hỗ trợ cho sự lớn mạnh các ngành sản xuất tại địa phương.
Một số kiến nghị
- Về thuế suất thuế GTGT: thống nhất một mức thuế suất chuẩn (khoảng 5%) để vừa đảm bảo nguồn thu, vừa phù hợp với mức bình quân chung của các nước trong khu vực và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu và để đơn giản trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, tránh được tình trạng áp sai thuế suất giữa 5% và 10%. Duy trì và mở rộng diện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu.
- Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp: đề nghị xây dựng mức tối thiểu về lợi nhuận các doanh nghiệp cần đạt được làm cơ sở cho việc tính thuế, tránh doanh nghiệp kê khống chi phí hợp thức hố Hố đơn đầu vào khơng thực hiện nghĩa vụ thuế cho Nhà nước. Thu nhập doanh nghiệp là nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Loại thuế trực thu điều tiết trên kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nên hạ thấp mức huy động từ nguồn thu này, hiện tại 25% trên doanh thu đạt được, và qui định cụ thể thang lương của chủ doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Việc trốn lậu, chây ì trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế khá phổ biến. Để khắc phục tình trạng này và tăng cường hiệu lực pháp lý của Luật khi ban hành thì cần giao nhiệm vụ điều tra vi phạm pháp luật thuế cho cơ quan quản lý thuế. Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế đang được nhiều nước áp dụng. Và ở nước ta quyền điều tra hành chính đã được giao cho một số cơ
quan (như điều tra về bán phá giá...); mặt khác, việc điều tra vi phạm pháp luật thuế thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành Thuế, Hải quan là điều tra hành chính, khác với chức năng điều tra tố tụng do các cơ quan bảo vệ. Nhằm đảm bảo hồn thiện chức năng về qui trình quản lý thuế.
- Đối với Hội đồng nhân dân cấp thành phố phân cấp mạnh hơn nữa các nguồn thu tại địa phương, nguồn thu do địa phương thực hiện quản lý thu được để lại cho địa phương được hưởng nhằm tăng cường trách nhiệm thu, thể hiện vai trò quản lý của địa phương (phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước). tạo nguồn tại chỗ cho địa phương trong công tác điều hành ngân sách chủ động các chương trình phát triển kinh tế tại địa phương.
Mở rộng quy mô phân cấp quản lý thuế đối với các nguồn thu CTN ngoài quốc doanh cho các quận, huyện theo hướng giao hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cho quận, huyện quản lý, chỉ trừ các trường hợp doanh nghiệp có số thuế GTGT được hồn trên 1 tỷ đồng/năm; các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, doanh nghiệp được thành lập từ việc chuyển đổi sở hữu DNNN, DN là ngân hàng, tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư, DN kinh doanh bảo hiểm, cơng ty tài chính, chứng khốn, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, bệnh viện... thì thành phố tiếp tục quản lý theo quy định. Đồng thời, phải gắn liền với công tác thu thuế với việc điều tiết các khoản thu thuế đó cho các quận, huyện để khuyến khích cũng như tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc khai thác nuôi dưỡng nguồn thu và điều hành ngân sách.
- Sửa đổi hoàn chỉnh luật ngân sách theo những điều khoản chặt chẻ hơn nhằm tránh sự phân cấp hạn chế của chính quyền cấp thành phố cho quận huyện phường xã. Đối với cấp chính quyền địa phương thành phố cần phân cấp mạnh mẽ nguồn thu tại địa phương trên từng địa bàn cho ngân sách cấp quận (huyện), ngân sách xã và thực hiện điều tiết các nguồn thu cho ngân sách huyện, xã được hưởng có như vậy mới đảm bảo quản lý tốt nguồn thu, tránh thất thoát đồng thời thực
hiện được vai trò quản lý nhà nước tại địa phương, các khoản thu tại địa phương được để lại tại địa phương nhằm tránh lượng thu từ cấp dưới đưa về cấp trên, cấp trên lại thực hiện cấp bổ sung cho cấp dưới, các khoản thu được để lại tại địa phương tạo được sự chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi tại cơ sở.
Nên phân cấp mạnh cho địa phương trong việc cấp phép cho thuê mặt bằng đối với hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. Công tác thăm dị, khai thác khống sản; đối với khống sản là vật liệu xây dựng thông thường như cát, sỏi với quy mô nhỏ đề nghị cần phân cấp đến UBND huyện. Đưa thêm vào nội dung thu đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất cho các tổ chức, nhân dân.
Tạo thêm nguồn thu mới: thực tế hiện nay, số tồn quỹ của ngân sách địa phương thường lớn hơn nhiều so với nhu cầu chi hàng tuần, thậm chí là hàng tháng của ngân sách nhưng được quản lý tập trung tại kho bạc Nhà nước, không phát sinh lãi nên không tạo thêm được nguồn thu cho ngân sách địa phương. Bộ Tài chính được phép sử dụng nguồn vốn kho bạc Nhà nước nhàn rỗi cho các địa phương có nhu cầu vay vốn vay để chi đầu tư phát triển, có thu phí. Vì vậy đề nghị Chính phủ có cơ chế quy định mức tồn quỹ ngân sách địa phương cần thiết duy trì tại tài khoản kho bạc Nhà nước, số tiền còn lại cho phép địa phương được gửi không kỳ hạn vào ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại khác (tỷ lệ vốn gửi vào từng loại hình ngân hàng do Chính phủ quy định) hoặc Bộ Tài chính sử dụng những nguồn tồn quỹ dôi dư của các địa phương để cho vay và điều tiết phần phí thu được về cho ngân sách địa phương đó để có thêm nguồn thu để chi đầu tư phát triển
KẾT LUẬN
Thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, cơng tác quản lý tài chính Nhà nước đóng một vai trị quan trọng - thu ngân sách là một trong những cơng cụ hữu hiệu góp phần quản lý vĩ mơ nền kinh tế; thông qua thuế để thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm điều tiết sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, phát huy mặt tích cực của nền kinh tế thị trường, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nó, tạo mơi trường thuận lợi cho nền kinh tế nước nhà tăng trưởng và phát triển nhanh.
Trong điều kiện hiện nay, công tác quản lý thu thuế nói chung và thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hồ Vang nói riêng gặp khơng ít khó khăn vướng mắc. Vấn đề đặt ra là quản lý thu như thế nào có hiệu quả nhất, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của Nhà nước và khuyến khích các doanh nghiệp tích cực đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Công việc này cần có sự nỗ lực vượt bậc của cấp chính quyền, sự quan tâm đầu tư của Chi cục thuế huyện, giúp đỡ hỗ trợ của các ban ngành, đặc biệt là sự phối hợp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đó là nhân tố trực tiếp đóng góp vào sự thành cơng của cơng tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn.
Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về thu ngân sách nhà nước nói chung và thu NSNN ở huyện nói riêng, trên cơ sở đó đã khảo sát tình hình thực hiện thu NSNN trên địa bàn hủện Hoà Vang, chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế và nguyên nhân. Từ đó luận văn đã đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác thu NSNN ở huyện góp phần hồn thiện và phát huy vai trị tích cực của chính sách thu của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Đà Nẵng nói chung và của huyện Hồ Vang nói riêng./.