C Tạm thu chưa đưa vào cân đối NS
2.3.2.4. Thủ tục hành chính, tổ chức quản lý, kiểm tra xử lý vi phạm còn yếu kém và chậm được khắc phục
còn yếu kém và chậm được khắc phục
Trong thực hiện nhiệm vụ thu chưa huy động đầy đủ nguồn thu vào ngân sách, do cán bộ ngành thuế phần lớn đặt nặng vào công tác thu chưa chú trọng khâu kiểm tra kiểm soát các tổ chức, doanh nghiệp nộp thuế chưa được quan tâm đúng mức. Chưa thường xuyên theo dõi sát tình hình đăng ký kinh doanh để quản lý kịp thời những doanh nghiệp mới thành lập không đăng ký, kê khai nộp thuế dẫn đến tình trạng thất thu về đối tượng nộp thuế còn khá lớn, nhất là các ngành nghề vận tải, xây dựng nhà ở tư nhân, kinh doanh khách sạn nhà nghỉ, kinh doanh ăn uống, cà phê vườn…
Cơng tác phân tích các chỉ tiêu khai thuế để đánh giá chất lượng kê khai Chi cục thuế chưa được đầu tư đúng mức, chỉ thuần tuý dựa vào số liệu kê khai của các cơ sở kinh doanh, một số doanh nghiệp kê khai thấp doanh số đầu ra hoặc tăng chi phí đầu vào để nộp thuế thấp hoặc khơng phải nộp thuế; khi chuyển từ hộ kinh doanh lên Doanh nghiệp thì kê khai thuế thấp hơn mức
thuế khốn, cơ quan thuế cịn thiếu các biện pháp kiểm tra đối chiếu với thực tế kinh doanh để kiên quyết ngăn chặn tình trạng này.
Trong cơng tác tun truyền giáo dục, hướng dẫn về chính sách thuế đã được đấy mạnh song chưa thật sự chặt chẽ, cịn mang nặng tính hình thức, nội dung chưa thật phong phú, tính thuyết phục chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong ý thức chấp hành chính sách thuế của đơn vị nộp thuế. Mặt khác cơng tác tun truyền nâng cao dân trí về nghĩa vụ cơng dân đối với Nhà nước thơng qua chính sách thuế, chưa làm cho người dân thấy rõ được vai trị, vị trí của cơng cụ thuế dưới Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Qua đó khơi dậy niềm vinh dự, tự hào của các Doanh nghiệp khi nộp được nhiều thuế cho Nhà nước góp phần xây dựng phát triển của địa phương về mọi mặt, cũng là tạo ra môi trường tốt nhất cho sản xuất kinh doanh phát triển. Trình độ về chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận quản lý thuế còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Nhà nước trao cho ngành thuế. Một bộ phận do trước đây nhận thức về ngành thuế còn đơn giản là thực hiện công tác thu, nên tuyển dụng cơng chức khơng địi hỏi nhiều về nghiệp vụ chuyên môn. Cán bộ trong ngành chưa đủ khả năng dự lường hết những phức tạp phát sinh từ cơ sở, chưa có đủ tầm nhìn nhận những khó khăn tác động từ nền kinh tế đến đơn vị sản xuất kinh doanh để hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như không lường được hết những mưu mô, mánh khoé từ doanh nghiệp để trốn tránh nghĩa vụ về thuế. Mặt khác, một số cán bộ ngành thuế chưa thốt hẳn khỏi cơ chế quản lý thuế cũ, vẫn cịn tư tưởng xem người nộp thuế là đối tượng bị quản lý nên vẫn còn gây những phiền hà nhũng nhiễu đối với người nộp thuế. Có trường hợp cán bộ thuế làm kế toán cho doanh nghiệp, hướng dẫn những kẻ hở của Luật thuế, thông đồng với cơ quan doanh nghiệp hạ thấp số thuế phải nộp. Phần lớn cán bộ chỉ biết thu chưa có ý thức giúp đỡ, tư vấn các hộ kinh doanh trong cách thức hạch toán, tuyên truyền ý thức nên thực hiện hài hồ lợi ích của doanh nghiệp và Nhà nước, lĩnh vực này rất cần thiết đối với
vùng nông thôn, gần như các chủ doanh nghiệp trên địa bàn huyện từ nông dân mà lên chưa am hiểu nhiều về luật kinh doanh, pháp lệnh thuế.
Công tác quản lý thu tại xã thông qua cán bộ uỷ nhiệm thu chưa được nhận thức và thực hiện một cách đúng đắn.
Thực tế, tình trạng chung là cấp được UNT thuế xã còn rất hạn chế cả về cơ sở vật chất, thơng tin và văn bản, chính sách có liên quan. Việc cập nhật chính sách để phục vụ kịp thời q trình thu thuế khơng những khơng có hệ thống mà cịn rất thiếu. Mặc dù cơ quan thuế ln ln đứng bên cạnh các đơn vị được UNT nhưng trong quá trình thực hiện, khó có thể đảm bảo tính thuyết phục cũng như tính chính xác cao trong các cơng việc hành thu cụ thể theo quy định.
Trên thực tế, tại các cấp chính quyền cơ sở đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ làm cơng tác UNT thuế nói riêng cịn hạn chế về trình độ, nhất là kiến thức về thuế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách xử lý công việc quản lý thu cũng như việc thực hiện thống nhất các qui định đề ra. Vì vậy, để thực hiện thành công việc uỷ nhiệm thu, bên cạnh theo dõi chặt chẽ các quá trình, tiến độ thực hiện số thu thì cơ quan thuế phải có kế hoạch trang bị, tập huấncác nghiệp vụ về thuế cho đội ngũ quản ly ávà trực tiếp làm công tác UNT. Mặt khác, công tác tuyên truyền về thuế cũng phải được coi trọng thoả đáng bởi vì thực hiện vấn đề này, nhiều khi những người làm cơng tác UNT phải “đụng chạm” với chính những người thân của mình trên địa bàn dân cư, sẽ ảnh hưởng đến tính cơng tâm, minh bạch trong xử lý thu thuế.
Cơ chế tài chính trong cơng tác uỷ nhiệm thu: Đây là yếu tố kích thích và ảnh hưởng khơng nhỏ đến thành công của việc uỷ nhiệm thu thuế. Hiện đang thực hiện cơ chế này bằng nguồn khoán chi của Tổng cục Thuế. Tuy nhiên mức thù lao này cịn thấp, chưa tồn diện và chưa thống nhất. Một khi áp dụng đại trà, rộng rãi cơ chế uỷ nhiệm thu đòi hỏi có quy định về thù lao hợp lý hơn cả về phạm vi và mức độ điều tiết đồng thời mang tính chất gắn
trách nhiệm cao, đảm bảo vừa kích thích q trình thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý thu thuế vừa thực hiện tốt các chính sách tài chính của Nhà nước và cơng bằng xã hội, động viên tối đa các nguồn lực cho ngân sách nhà nước.
Chính quyền cấp xã chưa đặt vấn đề quan tâm đúng mức đến công tác thu, trên lĩnh vực thuế và phí gần như khốn trắng cho đội thuế, khai thác nguồn thu từ các tiềm năng của địa phương chưa được quan tâm tạo nguồn thu cho ngân sách, vấn đề này ln được quan tâm nhắc nhở nhưng chưa có chuyển biến mạnh, một phần do chưa nắm bắt được chủ trương huy động đóng góp trên các lĩnh vực.
- Cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích thơng tin, đánh giá việc chấp hành luật thuế của người nộp thuế, mức độ rủi ro về thuế bước đầu còn rất lúng túng, nên kết quả chống thất thu còn rất hạn chế, số lượng đơn vị được kiểm tra chưa nhiều (dưới 70%) kế hoạch xây dựng hàng năm. Việc xử lý các vụ việc vi phạm hầu như rất nhẹ, chỉ thơng quan hình thức phạt chậm nộp, nhắc nhở, chưa có doanh nghiệp nào phải bị xử lý trên địa bàn huyện.
Qua thực tế tại địa phương khi cơ quan Kiểm tốn Nhà nước vào kiểm tra các doanh nghiệp thì hầu như các doanh nghiệp đều nêu các lý do để chối từ việc kiểm tra. Các đơn vị khi bắt buộc kiểm tra có đơn vị gần như qua nhiều năm hoạt động chưa được cơ quan Thuế kiểm tra lần nào, khi phát hiện những sai sót của đơn vị doanh nghiệp về hố đơn chứng từ, thì về phía cơ quan thuế có những trường hợp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không đúng theo qui định, hồn thuế giá trị gia tăng khơng đúng theo qui trình. Cơ quan thuế theo dõi doanh nghiệp nhưng không nắm được qui mô, vốn đăng ký kinh doanh chỉ biết được doanh thu theo báo cáo của đơn vị, vì vậy chưa đánh giá đúng thực trạng hoạt động doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh.
- Tình trạng nợ đọng thuế trên địa bàn diễn ra với phần lớn các Doanh nghiệp có qui mơ tương đối lớn trên địa bàn, nợ dây dưa kéo dài qua nhiều năm một phần do chưa thu hồi được công nợ, chiếm dụng vốn cho sản xuất chay lì trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Thất thu trong lĩnh vực thu thuế Tài nguyên: với đặc điểm về tài nguyên như đã nêu hầu hết việc khai thác đất đá, vật liệu xây dựng cung cấp cho các cơng trình trên địa bàn thành phố đều lấy từ địa bàn huyện, khi thực hiện nghĩa vụ về thuế các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nơi nào thì đóng thuế nơi ấy, số khối lượng kê khai để đóng thuế do đơn vị tự kê khai khơng có kiểm tra, xác nhận của đơn vị cấp phép, cơ quan địa phương.
Trên lĩnh vực thu phí và lệ phí:
Mức thu trên lĩnh vực phí và lệ phí theo các văn bản qui định cịn tương đối thấp, mức thu chưa đáp ứng một phần nhu cầu công việc. Các đơn vị thực hiện trên lĩnh vực này trong những trường hợp cần phải đi hiện trường, các loại giấy phép đặt mua các cơ quan đã cao hơn mức thu phí cũng như cần thực hiện một số nội dung phục vụ cho nhiệm vụ, hơn nữa nhiệm vụ chi phục vụ cho lĩnh vực này khơng được bố trí cho nên một số cơ quan thực thi trên lĩnh vực này rất khó khăn trong q trình thực hiện.
Một phần ngun nhân dẫn đến hạn chế trong công tác thu, do các văn bản pháp lệnh về thuế của Nhà nước chưa được chặt chẽ, chưa qui định mức tối thiểu về Lãi định mức mà một đơn vị kinh doanh cần phải đạt được trên doanh thu hoặc trên vốn sản xuất kinh doanh. Bởi vì, thành phần kinh tế tư nhân mục đích kinh doanh là phải đạt được lợi nhuận và đảm bảo được tái sản xuất mở rộng, trong các nội dung thu từ lĩnh vực thuế cơng thương nghiệp ngồi quốc doanh chủ yếu thu được từ thuế GTGT, loại thuế gián thu mà Doanh nghiệp nộp giúp cho người tiêu dùng, cịn phần thu chính từ doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng thuế cho Nhà nước là thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản thu này hầu hết các doanh nghiệp hạch toán mức cao nhất là 2% trên doanh thu, nhiều đơn vị hạch tốn lỗ.