Vai trò của thu ngân sách nhà nước đối với việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 29 - 31)

kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

Với các nội dung thu phân cấp cho cấp huyện, đối tượng thu trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh là các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp qui mô nhỏ, các cá nhân bn bán các chợ, hộ gia đình. Với các nội dung thu khác đối tượng là nhân dân trên địa bàn huyện- vùng nơng thơn. Nên nhận thức về các chính sách chế độ, nhất là các chế độ liên quan đến luật thuế, pháp lệnh phí và lệ phí, luật doanh nghiệp...cịn rất hạn chế, vì vậy thực hiện cơng tác thu trên địa bàn nơng thơn dễ nảy sinh tiêu cực, khó quản lý. Một số khoản thu đặt ra không đúng qui định, các khoản thu thất thốt khơng vào hệ thống ngân sách nhà nước.

Nguồn thu của Ngân sách huyện là cơng cụ, phương tiện vật chất bằng tiền có tác dụng rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện, góp phần quản lý và điều tiết cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện, thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý địa phương, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố xây dựng nơng thơn mới.

- Góp phần đảm bảo cân đối NSNN ở huyện

Xuất phát từ tinh thần luật ngân sách tạo tự chủ cho cấp cơ sở trong lĩnh vực khai thác nguồn thu ổn định số thu trong suốt thời kỳ ổn định ngân sách, giữ nguyên số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Vì vậy, để đảm bảo phát huy vai trò ngân sách cấp cơ sở phải đảm bảo thu ngân sách hằng năm đạt và vượt dự toán cấp trên giao. Hơn nữa nhiệm vụ chi được bố trí trong dự tốn theo định mức rất hạn hẹp, muốn thực hiện các chương trình nội dung kinh tế để phát triển địa phương phải đẩy mạnh công tác thu, đảm bảo thu đạt và vượt dự toán được giao mới đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đáp ứng vai trò quản lý nhà nước của cấp chính quyền, định hướng phát triển địa phương theo nghị quyết của cấp Đảng bộ cơ sở đưa ra. Về mặt quản lý ngân sách nguồn thu đảm bảo ổn định giúp cân đối cấp ngân

sách từ huyện đến cấp xã hoàn thành nhiệm vụ ổn định phát triển kinh tế giữ vững quốc phòng an ninh tạo được niềm tin trong nhân dân trên lĩnh vực đầu tư, phát triển các xu hướng phát triển kinh tế theo đúng hướng. Đồng thời nguồn thu ngân sách đảm bảo thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của Đảng, các tổ chức đoàn thể trong thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

- Là cơng cụ để điều tiết kinh tế

Thông qua hoạt động thu ngân sách mà các nguồn thu được tập trung nhằm tạo lập quỹ tiền tệ để sử dụng vào các mục đích mà huyện được phân cấp quản lý kinh tế xã hội, đồng thời giúp chính quyền nắm bắt được qui mô phát triển các ngành nghề trên địa bàn, hiệu quả sản xuất kinh doanh, mức thu nhập bình quân của bộ phận người dân trên lĩnh vực sản xuất tại địa phương, đồng thời giúp chính quyền địa phương thực hiện việc kiểm tra kiểm soát điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác theo đúng qui định của pháp luật. Từ đó có những điều tiết, kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển đúng mục tiêu chương trình phát triển của địa phương nêu ra.

- Điều tiết thu nhập, đảm bảo cơng bằng xã hội...

Thu ngân sách địa phương cịn góp phần vào việc thực hiện đúng các chính sách xã hội, như đảm bảo cơng bằng giữa những người có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách hoặc miễn giảm cho các loại hình sản xuất kinh doanh mới phát triển, chưa ai làm, cần vốn lớn, nhất là ngành nghề thu hút nhiều lao động tại địa phương, đặc biệt là lao động trẻ, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp góp phần phát triển kinh tế chung của địa phương, ổn định an ninh trật tự... Ngồi ra cịn huy động các khoản đóng góp của người dân cũng trên cơ sở một số người có hoạt động thu lợi từ địa phương do chính sách chuyển đổi mục đích, chuyển nhượng đất đai đem lại nguồn lợi lớn cũng có trách nhiệm đóng góp để đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương. Việc áp dụng các hình thức tịch thu, xử phạt trên các lĩnh vực đối với tổ chức cá nhân vi phạm như

buôn lậu, buôn bán không tuân theo các thủ tục qui định, phạt vi phạm trật tự nói chung giúp các hoạt động trên địa bàn đi vào nề nếp, ổn định thị trường, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương. Thực hiện công tác thu trên lĩnh vực này được xem như là công cụ pháp lý điều chỉnh các cá nhân, tổ chức trên địa bàn phải tuân thủ tốt nghĩa vụ của mình trước cộng đồng xã hội.

Kết luận chương lý luận về ngân sách nhà nước và các khoản thu NSNN, theo đó các đặc điểm vai trị nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác thu, vai trị, chức năng điều tiết, phân phối lại thu nhập. Tinh thần phân cấp ngân sách tạo tự chủ, tăng nguồn lực tại chỗ làm cơ sở để xem xét quá trình thực hiện của địa phương trên lĩnh vực thu ngân sách, phấn đấu tăng thu và nuôi dưỡng nguồn thu.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w