Thành phố tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ban hành nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư, triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo mơi trường thơng thống để thu hút vốn đầu tư. Cuối năm 2009, thành phố có trên 11.000 doanh nghiệp dân doanh, tổng vốn đăng ký 31,6 ngàn tỷ đồng, 164 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 2,62 tỷ USD, góp phần tăng cường nguồn lực tài chính cho các nhu cầu phát triển kinh tế.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng liên tục qua các năm ước tăng 18,3% năm, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng 3,6 %/ năm. Với tình hình các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển về số lượng cũng như các doanh nghiệp sản xuất có qui mơ lớn ngày càng nhiều tạo được mơi trường thuận lợi cho sự ra đời và lớn mạnh các doanh nghiệp trên địa bàn huyện.
- Tiềm năng, lợi thế kinh tế của huyện Hồ Vang
Hồ Vang có diện tích tự nhiên rộng lớn, tài nguyên đa dạng, quỹ đất dồi dào và không gian phù hợp cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng theo định hướng qui hoạch chung được chính phủ phê duyệt. Huyện có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ về quốc phòng, an ninh. Trong những năm qua dưới tác động của q trình đơ thị hố huyện Hồ Vang có những biến đổi sâu sắc trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và đời sống của nhân dân, diện mạo nơng thơn mới từng bước được hình thành.
- Thu nhập bình quân và đời sống dân cư, tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động khu vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đạt 1.200 ngàn đồng vào năm 2006, tăng bình quân hàng năm 12- 14%, đảm bảo ổn định đời sống, mức thu nhập cao hơn so với khu vực kinh doanh cá thể, hộ gia đình và mức thu nhập bình qn của khu vực hành chính cấp huyện, cấp xã.
Những năm qua thành phố đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, có tay nghề cao cho các ngành kinh tế của thành phố. Hệ thống trường dạy nghề, cơ sở đào tạo được phát triển, đáp ứng được yêu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt ưu tiên cho bộ đội phục viên xuất ngũ và người dân thuộc diện giải toả đền bù, mất đất sản xuất nhằm ổn định đời sống và nâng cao thu nhập của người dân. Chính quyền địa phương quan tâm và là cầu nối giữa lực lượng lao động tại địa phương với các doanh nghiệp thông qua hội chợ việc làm, công tác tuyên truyền giới thiệu.
Điều kiện sống của các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện. Năm 2007, có 4% nhà tạm đến năm 2009, tỷ lệ này đã giảm mạnh chỉ còn 0.91%. Mức thu nhập bình quân các hộ dân trên địa bàn đạt 12.000 ngàn đồng trên năm [8]. Đồng thời thành phố đã triển khai thực hiện đề án “có nhà ở” theo chương trình “thành phố 3 có” góp phần cải thiện hơn nữa điều kiện sống của người dân.
- Tình hình phát triển sản xuất - kinh doanh:
Kinh tế của huyện có bước phát triển mới, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm 11,5%. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực giảm dần giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ giá trị sản xuất ngành công nghiệp- xây dựng và thương mại dịch vụ. Cơ cấu kinh tế hiện nay ngành nông nghiệp 37%, ngành công nghiệp- xây dựng 35,2%, ngành thương mại- dịch vụ 27,8% [9, tr.20]. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư xây dựng, các dự án đầu tư các khu công nghệ cao, công nghệ thông tin, khu công nghiệp, đồng thời các nhà máy công ty từ thành phố được chuyển đến đầu tư trên địa bàn huyện. Dự án đầu tư khu du lịch quần thể sinh thái được hình thành đang trong quá trình tiếp tục đầu tư mở rộng và cũng đã được đưa vào khai thác khách du lịch...
Sản xuất công nghiệp - xây dựng phát triển khá về qui mô và chất lượng tăng bình quân 20%/ năm chiếm 37% tổng giá trị sản xuất, giải quyết 21,8% lao động, sản phẩm ngày càng phong phú như may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ.
Giá trị thương mại dịch vụ tăng 14,2%/ năm hoạt động thương mại dịch vụ phát triển tương đối đồng đều giữa các vùng, tập trung mạnh nhất các khu qui hoạch tái định cư với đầy đủ các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu người dân địa phương. Tổng doanh số bản lẻ hàng hoá dịch vụ tăng 19,8% năm, hoạt động xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tăng cao về giá trị, ước giá trị xuất khẩu cuối năm 2010 đạt 5.2 triệu USD tăng gấp 7 lần so với năm 2006. Thế
mạnh về du lịch trên địa bàn huyện bước đầu được các nhà đầu tư quan tâm và một số điểm du lịch qui mô lớn được đưa vào khai thác như du lịch cáp treo Bà Nà, Suối Hoa...
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện thể hiện các bảng biểu sau:
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế (tính theo giá thực tế)
ĐVT: tỷ đồng
Ngành kinh tế 2006 2007 2008 2009 2010 I. Nông, lâm, thuỷ sản 432,5 508,5 656,2 726,0 766,4
Trong đó: - Nơng nghiệp 368,4 428,2 543,8 591,7 617,9
- Lâm nghiệp 39,2 46,7 66,2 79,2 88,6
- Thuỷ sản 24,8 33,6 46,1 55,1 59,9
II.Công nghiệp-xây dựng 421,5 509,4 610,4 755,4 883,6
Trong đó: CN - TTCN 136,2 172,0 206,2 277,9 348,6
Xây dựng 285,3 337,4 404,2 477,5 535