Xác định vai trò của huy động nguồn lực thu ngân sách góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 95 - 98)

C Tạm thu chưa đưa vào cân đối NS

3.1.4. Xác định vai trò của huy động nguồn lực thu ngân sách góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an

phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn

Nhà nước cấp huyện là chính quyền cấp cơ sở thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đường lối phát triển kinh tế thực thi chủ trương của Đảng và Nhà nước trên địa bàn, nắm bắt tiềm năng thế mạnh của địa phương đề xuất với chính quyền cấp thành phố trong việc đầu tư xây dựng phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi quản lý của Nhà nước cấp huyện. Qua đó nắm bắt nguyện vọng, đề xuất kiến nghị của nhân dân trên địa bàn đóng góp với chính quyền cấp trên hồn thiện thể chế quản lý nhà nước trên địa bàn. Với những chức năng nhiệm vụ như vậy địi hỏi cần có nguồn lực tài chính nhất định để thực thi nhiệm vụ.

Ngân sách cấp huyện, thu ngân sách là công cụ định hướng phát triển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển đúng hướng, thực hiện chính sách cơng bằng xã hội. Với mục tiêu phấn đấu của thành phố, Đà Nẵng là thành

phố phát triển công nghiệp trước năm 2020. Với đặc điểm huyện Hồ Vang, trong thời gian đến phát triển cơng nghiệp, du lịch trên địa bàn huyện là rất lớn. Chính sách huy động nguồn thu, cơng tác tuyên truyền vận động, qua trình thực thi nhiệm vụ thu sẽ góp phần rất lớn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, trên cơ sở tiềm năng về quỹ đất, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên ….sẽ là điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương. Dự báo với quy hoạch chung thành phố, huyện Hoà Vang sẽ khơng cịn là huyện nơng nghiệp mà sẽ chuyển dần quỹ đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp, du lịch phục vụ chung phát triển thành phố. Ngân sách địa phương, nguồn lực tại chỗ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế tại địa phương.

Về thuế và cải cách hệ thống thuế.

Đảng, Nhà nước khẳng định vai trò to lớn của thuế đối với sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của Nhà nước, do vậy luôn quan tâm đến thực tiễn công tác thuế và đưa ra mục tiêu, quan điểm cải cách thuế như sau:

Về mặt kinh tế phải làm cho thuế trở thành một công cụ chủ yếu của Nhà nước trong việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thuế phải phát huy tác dụng, phục vụ hiệu quả chủ trương giải phóng mọi khả năng tiềm tàng của các thành phần kinh tế, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý và cơ cấu kinh tế, thúc đẩy việc tổ chức sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, bảo vệ sản xuất nội địa. Hệ thống thuế phải thực sự tạo nên sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Về mặt tài chính phải đảm bảo thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, một bộ phận cơ bản của chính sách tài chính quốc gia lành mạnh, phải bao quát hết nguồn thu, mở ra khả năng khai thác nguồn thu và tổ chức nộp thuế theo đúng luật.

Về mặt xã hội phải góp phần thực hiện cơng bằng xã hội giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, đảm bảo công khai dân chủ của đông đảo quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng cũng như trong q trình thực hiện chính sách thuế.

Về mặt pháp lý phải đảm bảo tính pháp luật cao, hệ thống thuế phải được ban hành dưới hình thức luật và được áp dụng thống nhất trong cả nước.

Về phương châm, phương pháp, bước đi phải phù hợp với đặc điểm nền kinh tế nước ta, phù hợp với trình độ quản lý của Nhà nước, trình độ của nhân dân. Biểu thuế, cách tính thuế, phương pháp thu thuế phải đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra. Cơng tác quản lý thu thuế phải tích cực phát huy tác dụng phát triển sản xuất, đảm bảo phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân hợp lý, công bằng, giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa sản xuất và đời sống, giữa cung và cầu, giữa lợi ích Nhà nước, tập thể và người lao động, giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các địa phương.

Thực tiễn đã chứng minh, trong thời gian qua Nhà nước đã có nhiều thay đổi lớn trong hoạch định chính sách và hệ thống thuế, thuế thực sự là

nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, khuyến khích sự phát triển đồng bộ tất cả các ngành, lĩnh vực, địa bàn tạo sự công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w