Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 85)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Khảo nghiệm các biện pháp phát triển đội ngũ QLĐT tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu theo tiếp cận năng lực để đánh giá tính cấp thiết và khả thi trong thực tiễn quản lý của chủ thể quản lý trong bối cảnh hiện nay.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Phiếu xin ý kiến được thiết kế gốm các nội dung xoay quanh 05 biện pháp được đề xuất với hai vấn đề cơ bản là tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp đã đề cập trong luận văn với các mức độ đánh giá như sau:

Tính cấp thiết: - Rất cấp thiết - Cấp thiết - Bình thường - Ít cấp thiết - Khơng cấp thiết Tính khả thi: - Rất khả thi - Khả thi - Bình thường - Ít khả thi - Không khả thi

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

- Đối tượng khảo nghiệm: tiến hành phát phiếu xin ý kiến 150 người gồm: CBQL của hệ thống Ocean Edu, Giáo viên và chuyên gia.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

- Sau khi thu thập ý kiến và xử lý số liệu, kết quả khảo nghiệm được thể hiện tại Bảng 3.1 và Bảng 3.2 dưới đây.

Tại Bảng 3.1 thì các ý kiến đánh giá về mức độ cấp thiết và rất cấp thiết của các biện pháp đề xuất là rất cao so với các mức độ còn lại. Theo kết

quả tại Bảng 3.1 đã chỉ ra: Biện pháp 1. Tổ chức xây dựng khung năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu trong bối cảnh đổi mới giáo dục được số ý kiến đánh giá có tính cấp thiết cao nhất, chiếm tỷ lệ là 50.00%. Mức độ đánh giá về tính cấp thiết đứng thứ hai là Biện pháp 5. Tổ chức các hoạt động tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu chiếm tỷ lệ là 49.33%. Biện pháp 4. Chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống đổi mới hình thức quản lý bằng nền tảng cơng nghệ quản trị điều hành chiếm tỷ lệ là 48.67 %. Biện pháp 3. Tổ

chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm Ocean Edu theo phương thức trực tuyến chiếm tỷ lệ là 47.33%. Biện pháp 2. Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo đáp ứng khung năng lực cần đạt chiếm tỷ lệ là 42.00%.Với các số liệu này đã khẳng định được các biện pháp đã đánh giá được các nội dung và cách thức triển khai của từng biện pháp đề xuất đã đáp ứng đúng nhu cầu và tính cấp thiết để thực thi trong phát triển đội ngũ quản lý đào tạo tại các trung tâm thuộc hệ thống Ocean Edu.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp Biện pháp Mức độ đánh giá Rất cấp thiết Cấp thiết Bình thường Ít cấp thiết Khơng cấp thiết SL % S L % SL % SL % S L % BP1: Tổ chức xây dựng khung

năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu trong bối cảnh đổi mới giáo dục

45 30.00 75 50.00 15 10.00 11 7.33 4 2.67

BP2: Xây dựng nội dung, chương

trình bồi dưỡng phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo đáp ứng khung năng lực cần đạt

57 38.00 63 42.00 21 14.00 6 4.00 3 2.00

BP3: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm Ocean Edu theo phương thức trực tuyến

67 44.67 71 47.33 11 7.33 1 0.67 0 0

BP4: Chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản

lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống đổi mới hình thức quản lý bằng nền tảng cơng nghệ quản trị điều hành

70 46.67 73 48.67 7 4.67 0 0 0 0

BP5: Tổ chức các hoạt động tạo

động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu

Tại Bảng 3.2 đã phân tích được tính khả thi và rất khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Cụ thể các ý kiến đánh giá tính khả thi đã thể hiện như sau: Biện pháp 5: Tổ chức các hoạt động tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu chiếm tỷ lệ cao nhất là50.67 %. Biện pháp 2: Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo đáp ứng khung năng lực cần đạt chiếm tỷ lệ là 47.33 %. Biện pháp4: Chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống đổi mới hình thức quản lý bằng nền tảng công nghệ quản trị điều hành chiếm tỷ lệ là 46.67 %.

Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng khung năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý

đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu trong bối cảnh đổi mới giáo dục chiếm tỷ lệ là 42.67% và Biện pháp 3. Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm Ocean Edu theo phương thức trực tuyến chiếm tỷ lệ là 38.00 %. Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao, trong đó Biện pháp 5 là biện pháp là biện pháp luôn được các lãnh đạo của hệ thống Ocean Edu quan tâm để tạo được mơi trường làm việc tích cực, bền vững gắn bó của đội ngũ CBCNV của hệ thống cũng như của đội ngũ QLĐT của các trung tâm thuộc hệ thống.

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các các biện pháp

Biện pháp Mức độ đánh giá Rất khả thi Khả thi Bình thường Ít khả thi Khơng khả thi S L % S L % SL % S L % SL % BP1: Tổ chức xây dựng khung

năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu trong bối cảnh đổi mới giáo dục

59 39.33 64 42.6

BP2: Xây dựng nội dung, chương

trình bồi dưỡng phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo đáp ứng khung năng lực cần đạt

60 40.0 71 47.3

3 12 8.00 5 3.33 2 1.33

BP3: Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm Ocean Edu theo phương thức trực tuyến

45 30.00 57 38.0

0 38 25.33 8 5.33 2 1.33

BP4: Chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản

lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống đổi mới hình thức quản lý bằng nền tảng công nghệ quản trị điều hành

66 44.00 70 46.6

7 9 6.00 5 3.33 0 0

BP5: Tổ chức các hoạt động tạo

động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu

53 35.33 76 50.6

7 19 12.67 1 0.67 1 0.67

Các biện pháp phát triển đội ngũ QLĐT tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu theo tiếp cận năng lực đã thể hiện được rõ tính tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi trong từng biện pháp và qua đó đã đánh giá được các biện pháp có thể đủ điều kiện để áp dụng trong thực tiễn quản lý của các nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 đã dựa trên các nguyên tắc đề xuất các biện pháp để từ đó đề xuất 05 biện pháp phát triển đội ngũ QLĐT tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu theo tiếp cận năng lực, cụ thể:

1.Tổ chức xây dựng khung năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu trong bối cảnh đổi mới giáo dục

2.Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo đáp ứng khung năng lực cần đạt

3.Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm Ocean Edu theo phương thức trực tuyến

4.Chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống đổi mới hình thức quản lý bằng nền tảng công nghệ quản trị điều hành

5.Tổ chức các hoạt động tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu

Qua khảo nghiệm mức độ cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất, các ý kiến đánh giá của CBQL và GV tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu đều cho rằng các biện pháp trên có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Các biện pháp có mối quan hệ và tương quan lẫn nhau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã tập trung nghiên cứu và trình bày trong 3 chương. Cụ thể: - Chương 1 đã xây dựng được cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục- nghiên cứu trường hợp tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu theo tiếp cận năng lực. Cụ thể:

+ Đã nghiên cứu tổng quan vấn đề nghiên cứu và xác định được các khái niệm cơ bản của đề tài: Năng lực, đội ngũ quản lý đào tạo trong các cơ sở giáo dục thường xuyên, phát triển đội ngũ quản lý đào tạo trong các cơ sở giáo dục thường xuyên.

+ Đã phân tích các đặc trưng của cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục và trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu. Xác định được yêu cầu của bối cảnh hiện nay và sự phát triển đội ngũ quản lý tại các trung tâm thuộc hệ thống.

+ Đã phân tích khung năng lực của đội ngũ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu để làm cơ sở xây dựng khung lý thuyết phát triển đội ngũ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu theo tiếp cận năng lực. Cụ thể: Xây dựng mục tiêu, kế hoạch phát triển đội ngũ quản lý đào tạo; Quản lý việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc Hệ thống Anh ngữ quốc tế theo tiếp cận năng lực; Quản lý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý đào tạo tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu; Quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ quản lý đào tạo tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu và Tổ chức đánh giá đội ngũ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu theo tiếp cận năng lực. Các nội dung phát triển đội ngũ quản lý

đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu theo tiếp cận năng lực đều có các yếu tố ảnh hưởng.

- Chương 2 đã phân tích, khảo sát trên 150 mẫu khách thể gồm: CBQL và giáo viên, nhân viên tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu về thực trạng phát triển đội ngũ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu. Với 08 bảng biểu số liệu đã phân tích về các nội dung cụ thể như: Thực trạng xây dựng mục tiêu, kế hoạch phát triển đội ngũ quản lý đào tạo; Thực trạng quản lý việc tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng đội ngũ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc Hệ thống Anh ngữ quốc tế ; Thực trạng quản lý việc thực hiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ quản lý đào tạo tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu; Thực trạng tổ chức đánh giá đội ngũ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu và Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng. Với các số liệu thống kê đã thể hiện trong 08 bảng số liệu với các nội dung đã được đánh giá đều đạt từ mức trung bình và mức khá. Điều này tùy thuộc vào các mặt mạnh, mặt hạn chế của công tác quản lý của Ban lãnh đạo của hệ thống Ocean edu. Đây là cơ sở để luận văn xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ quản lý đào tạo tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu theo tiếp cận năng lực tại Chương 3.

- Chương 3, luận văn tập trung đề xuất 05 biện pháp phát triển đội ngũ quản lý đào tạo tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu theo tiếp cận năng lực. Cụ thể:

1.Tổ chức xây dựng khung năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu trong bối cảnh đổi mới giáo dục

2.Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo đáp ứng khung năng lực cần đạt

3.Tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm Ocean Edu theo phương thức trực tuyến

4.Chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống đổi mới hình thức quản lý bằng nền tảng công nghệ quản trị điều hành

5.Tổ chức các hoạt động tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ Ocean Edu

Các biện pháp được khảo nghiệm về tính cấp thiết và khả thi.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo

- Cần sớm ban hành các văn bản đểhướng dẫn rõ hơn về hoạt động

cácloại hình cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát huy vai trò tham gia của các cơ sở giáo dục này với việc xây dựng xã hội học tập và đóng góp cho việc phát triển nhân lực quốc gia.

- Tăng cường xây dựng các văn bản hướng dẫn về liên kết phối hợp giữa các cơ sở giáo dục tư thục và hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu với các nhà trường để tăng cường các lực lượng giáo dục cho cộng đồng xã hội và nhà trường.

2.2. Đối với Ban lãnh đạo cấp cao của Hội sở thuộc Hệ thống Ocean Edu

- Cần xây dựng các chiến lượcphát triển đội ngũ quản lý đào tạo tại các

trung tâm thuộc hệ thống Ocean Edu gắn giữa quyền lợi, nghĩa vụ và sự phát triển bản thân một cách rõ ràng hơn theo lộ trình bậc thang sự thăng tiến.

- Hồn thiện hệ thống quản trị điều hành theo tiếp cận năng lực và đánh giá KPI của hệ thống để giúp cho việc đánh giá sát với thực tiễn năng lực đội ngũ quản lý đào tạo tại các trung tâm thuộc hệ thống.

2.3. Đối đội ngũ quản lý đào tạo tại các trung tâm

- Cần xác định được vai trò của bản thân trong nhiệm vụ quản lý được giao và phát huy tối đa trách nhiệm thực thi công việc của người đứng đầu trong các trung tâm.

- Tham gia các khóa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để đáp ứng khung năng lực đã đề xuất để gắn giữa sự phát triển năng lực đi đôi với sự thành công và quản lý hiệu quả trung tâm thuộc hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018),Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

2. Ban chấp hành TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nghị quyết số 29- NQ/TW (2013), Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Hà Nội

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thơng, Hà Nội

4. Ban Chấp hành Trung ương (2004). Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.

5. Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bộ GD-ĐT (2011). 6. Ban Chấp hành Trung ương (2004). Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại các trung tâm thuộc hệ thống Anh ngữ quốc tế Ocean Edu theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w