- Các vấn đề xã hộ
NGHI SƠN, THANH HÓA
3.3.2 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và cơ quan chức năng có liên quan
liên quan
Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp luật có liên quan tới quản lý vốn Ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản.
Đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cho chủ trương để tiến hành nghiên cứu quy hoạch mở rộng KKT Nghi Sơn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề nghị Ban thường vụ Tỉnh uỷ đưa Chương trình phát triển KKT Nghi sơn, khu công
nghiệp, khu công nghệ cao vào danh mục các chương trình trọng tâm giai đoạn 2011 – 2015 trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII
Thường xuyên rà soát, điều chỉnh lại các văn bản pháp lý cho phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại. Xây dựng văn bản pháp luật cần nghiên cứu, điều tra trong thời gian dài và văn bản pháp luật được xây dựng cần có tầm nhìn, tránh tình trạng sửa đổi thường xuyên gây khó khăn cho các đơn vị, cá nhân áp dụng trong công tác quản lý, làm giảm hiệu quả quản lý.
Thứ hai:Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý KKT với các Sở ngành, chính quyền các địa phương có KKT, KCN
Xây dựng và phát triển KKT, KCN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, liên quan đến nhiều ngành. Do đó, sự phối hợp có hiệu quả giữa BQL và các sở ngành cần có sự chỉ đạo sâu sát và quyết liệt của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Với chính quyền các địa phương có KKT, KCN, kinh nghiệm trong thời gian qua cho thấy, KKT, KCN ở địa phương nào mà chính quyền địa phương quan tâm thì công cuộc xây dựng và phát triển KKT, KCN ở địa phương đó có nhiều thuận lợi, đặc biệt là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Trong thời gian tới, cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của các ngành, các địa phương đối với sự nghiệp phát triển KKT, KCN từ đó xây dựng được mối quan hệ và sự phối hợp có hiệu quả giữa Ban quản lý và các sở ngành, địa phương.
Xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý KKT Nghi Sơn với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh và các đơn vị liên quan, , đảm bảo chặt chẽ, thông suốt, không chồng chéo về chức năng nhiệm vụ.
Đề nghị UBND Tỉnh, Bộ Tài chính, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thường xuyên rà soát, kiểm tra hướng dẫn xử lý kịp thời các tồn tại, vướng mắc ngay trong quá trình thực hiện dự án đầu tư nhằm tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư, quyết toán vốn đầu tư và tất toán tài khoản dự án đã kết thúc đầu tư tại Kho bạc Nhà nước Thanh Hoá, đồng thời nghiên cứu, rà soát các cơ chế, chính sách về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và công tác quyết toán vốn đầu tư để kiến nghị với UBND tỉnh Thanh Hoá, Bộ Tài chính và các Cơ quan quản lý Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung.
Thứ ba: Xây dựng hệ thống định mức chi Ngân sách Nhà nước phù hợp
Việc phân bổ vốn đầu tư trong những năm qua về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đồng thời tiếp tục chú trọng và tập trung đầu tư thực hiện các mục
tiêu phát triển nguồn nhân lực, giáo dục- đào tạo, y tế-văn hóa, xóa đói giảm nghèo và các mục tiêu xã hội khác. Việc phân bổ vốn đầu tư thời gian qua theo hướng tập trung cho các công trình hoàn thành, công trình trọng điểm.
Phân bổ vốn cho các địa phương (vốn cân đối ngân sách địa phương và vốn bổ sung có mục tiêu), nhờ thực hiện cơ chế ổn định đối với ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN, chi đầu tư phát triển của địa phương tăng khá cao. Việc phân bổ vốn được thực hiện theo đúng tiêu chí, định mức đề ra.
Để khắc phục hạn chế, bất cập trong hệ thông định mức phân bổ chi NSNN đang áp dụng hiện nay cần đảm bảo:
- Xây dựng định mức cần tính đến các yếu tố trượt giá, thay đổi cơ chế chính sách... - Nâng cao định mức chi NSNN cho phù hợp với yêu cầu thực tế, điều kiện phát triển kinh tế của các địa phương, khoảng cách chênh lệch giữa các địa phương có tiềm lực kinh tế và địa phương khó khăn, miền núi.
- Xây dựng định mức phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước và khả năng thu NSNN, bám sát các mục tiêu phát triển KT-XH, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Phải gắn với cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, thúc đẩy xã hội hóa để giảm áp lực đối với NSNN.
- Thực hiện ưu tiên phân bổ cho lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ, quốc phòng, an ninh, vùng núi cao, biên giới, hải đảo.
Thứ tư: Hoàn thiện phương pháp, quy trình lập dự toán vốn đầu tư
Hoàn thiện văn bản pháp lý hướng dẫn chi tiết phương pháp và quy trình lập dự toán đối với từng lĩnh vực đầu tư xây dựng, từng loại hình công trình xây dựng tạo điều kiện đơn vị lập dự toán có chuẩn mực pháp lý thực hiện, nâng cao tính chính xác việc lập dự toán, đồng thời tạo sự dễ dàng kiểm tra, thanh tra tính chính xác của dự toán.
Hiện nay, các văn bản pháp lý hướng dẫn việc lập dự toán còn chưa chi tiết, mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra phương pháp lập bằng các cách tính hạng mục chi phí. Tuy nhiên, mỗi hạng mục công trình áp dụng cho mỗi loại công trình, địa điểm và thời điểm áp dụng lại khác nhau. Do đó, việc lập dự toán chính xác khá phức tạp với khối lượng công việc lớn. Lập dự toán bằng phần mềm đã phổ biến và được áp dụng có hiệu quả giúp việc lập dự toán dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, hiện nay do có nhiều phần mềm dự toán (phần mềm dự toán xây dựng G8, Delta, CE 8.0…và mỗi đơn vị lập dự án lại lựa chọn sử dụng phần mềm riêng,
sẽ dễ xảy sự không thống nhất. Việc đầu tư hoàn thiện phần mềm lập dự toán vốn đầu tư cần được chú trọng và lựa chọn những phần mềm đạt tiêu chuẩn cần được đưa vào văn bản pháp quy, có hướng dẫn cụ thể để tạo sự thống nhất từ việc lập tới việc thẩm đinh, thẩm tra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh việc điều chỉnh thiết kế thường xuyên lãng phí thời gian, chi phí và chậm tiến độ dự án.
Xây dựng hệ thống thông tin thị trường kịp thời đầy đủ, chính xác với thực tế thị trường: Hiện nay, hội nhập toàn cầu hoá mang lại cho ngành xây dựng nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức, như việc chịu ảnh hưởng của những biến động thị trường thế giới nhất là đối với nguyên vật liệu xây dựng. Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật ngành xây dựng được xem là chuẩn mực trong việc lập, thẩm định dự toán xây dựng công trình. Tuy nhiên, khi biến động giá cả chi phí nguyên vật liệu nằm ngoài dự tính sẽ ảnh hưởng rất lớn tới độ chính xác, tính hiệu quả của dự án nhưng hệ thống định mức kỹ thuật hiện nay còn lạc hậu, chậm thay đổi. Do đó, cần thiết phải xây dựng hệ thống thông tin thị trường ảnh hưởng tới việc xác định giá cả một cách khoa học, đầy đủ, kịp thời để cán bộ xây dựng hệ thống định mức kỹ thuật có thuật có thể thường xuyên cập nhật và điều chỉnh kịp thời với thực tế thị trường
Thứ năm: Hoàn thiện công tác xét duyệt, cấp phát vốn đầu tư
Quy trình xét duyệt, cấp phát vốn đầu tư từ NSNN cần được quy định cụ thể, từ cấp trung ương cho tới địa phương. Để làm được điểm này cần xây dựng quy trình dựa trên những nguyên tắc về cấp phát vốn NSNN, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chức năng và định hướng phát triển vùng, ngành để đảm bảo vốn được sử dụng đúng nơi, đúng mục đích.
Quy định rõ chức năng các cấp có thẩm quyền xét duyệt vốn NSNN đối với từng loại dự án, từng lĩnh vực. Tránh tình trạng chồng chéo, cơ chế “xin cho” trong xét duyệt vốn.
Quy định rõ chức năng đối với các cơ quan cấp phát vốn, giá trị cấp phát, trình tự thủ tục cấp phát,...
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.(dự án do các
ngành Trung ương quản lý) CQ quản lý cấp phát vốn NSNN
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (dự án do địa phương quản lý)
Mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển chung
Danh mục dự án
CQ có thẩm quyền tiến hành thẩm định, thẩm tra nội dung và hiệu quả
dự án Tạm ứng vốn
Thực hiện dự án
Cấp phát thanh toán theo khối lượng hoàn thành
Quyết toán vốn (Khi dự án hoàn thành) Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình xét duyệt, cấp phát vốn NSNN
Mô hình tổ chức Ban quản lý chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương. Vì thế, mỗi địa phương có một mô hình tổ chức riêng. Điều này dẫn đến việc các Ban quản lý thành lập sau đi tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm các Ban quản lý thành lập trước rồi tổng hợp và tổ chức theo chủ quan của địa phương đó. Ngoài ra, tên gọi là Ban quan lý đã tạo cho các tổ chức, cá nhân hiểu nó như là ban quản lý các dự án đầu tư. Vì vậy, đề nghị Chính phủ xem xét thành lập Tổng cục quản lý KKT, các KCN tại Bộ Kế hoạch đầu tư và thành lập các Cục quản lý tại các địa phương có KKT, KCN. Đồng thời, quy định rõ những phòng, ban chuyên môn và tên gọi của các phòng, ban trong cơ cấu tổ chức của Ban. Các cục quản lý KKT, KCN các địa phương chỉ có thể thành lập đồng thời hoặc theo tình hình phát triển chứ không thể thay đổi tên gọi hoặc chức năng nhiệm vụ của các phòng ban chuyên môn.
KẾT LUẬN
Hoạt động đầu tư XDCB giữ vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Vốn NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn dành cho đầu tư XDCB. Tình trạng lạm dụng vốn NSNN đầu tư tràn lan, gây lãng phí đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Do đó, vấn đề tăng cường quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB càng trở nên cấp thiết. Trong quá trình nghiên cứu công tác quản lý vốn NSNN tại KKT Nghi Sơn, tôi chọn đề tài “Tăng cường quản
lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại KKT Nghi Sơn, Thanh Hóa” nhằm hoàn thiện
hơn công tác quản lý vốn NSNN và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng vốn NSNN tại KKT Nghi Sơn. Luận văn đã đạt được những ý nghĩa sau:
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý vốn Ngân sách Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản. Nêu lên những đặc trưng về công tác quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa.
Phân tích, đánh giá thực trạng về nội dung, công cụ được vận dụng trong công tác quản lý vốn NSNN. Từ đó, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế, cũng như nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB.
Vận dụng lý luận vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại KKT Nghi Sơn. Đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể và đề xuất, kiến nghị tới các cơ quan chức năng có liên quan tới công tác quản lý vốn để nâng cao hiệu quả quản lý vốn NSNN, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí vốn, giảm hiệu quả đầu tư.
Tuy nhiên, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ NSNN nhất là đối với vốn cấp cho hoạt động đầu tư XDCB sao cho có hiệu quả, tránh thất thoát vốn đang là một thực tiễn phức tạp, rộng lớn đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp triệt để và hiệu quả nhất. Các giải pháp được đưa ra chỉ có thể phát huy hiệu quả nếu có sự đoàn kết, phối hợp của tất cả các cá nhân, bộ phận có liên quan tới công tác quản lý vốn. Do đó, vấn đề then chốt nhất trong giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn NSNN là nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức của các cán bộ có thẩm quyền từ khâu xét duyệt, thẩm định tới cấp phát, giám sát vốn.